Trang chủ

CÁC HÌNH THỨC CHỈ NGUYÊN NHÂN, LÝ DO TRONG CÂU TIẾNG NHẬT HIỆN ĐẠI

Đăng ngày: 28-09-2012, 12:49 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

 

 

Trong tiếng Nhật hiện đại có nhiều hình thức chỉ nguyên nhân, lý do. Ví dụ như hình thức thông thường ta hay gặp là hình thức dùng trợ từ “kara” hoặc “node”. Ngoài ra còn các hình thức khác như dùng các danh từ hình thức “tame”, “sei”, “okage” kết hợp với trợ từ “ni” hoăc “de”; hoặc là dùng các phó từ “naze”, “dooshite”, hoặc dùng các kết từ “dakara”, “soreyueni”, “sokode”, “sorede” v.v…

Nếu so sánh với các hình thức chỉ nguyên nhân, lý do trong câu tiếng Việt thì ta thấy tiếng Việt thường chỉ dùng các kết từ như “vì vậy”, “do đó”, “cho nên, nên” hoặc các kết từ chính phụ như “vì, vì vậy…nên, cho nên….”, “do…nên…”, “do vậy…mà…”v.v..

Vì vậy chúng tôi thấy cần thiết phải so sánh về cách dùng từ loại giữa hai thứ tiếng Nhật và Việt để tìm ra sự khác nhau và phân biệt cách dùng giữa các từ loại tiếng Nhật có nghĩa gần giống nhau nhằm giúp cho người học dễ dàng biết cách sử dụng chính xác.

1. Dùng trợ từ : kara, node, te(de)

1.1.Trợ từ “kara

+ Dùng “karaở giữa câu

Thể hiện lý do của người nói muốn nhờ

vả, cầu khiến hoặc dự đoán…Thông thường dùng trong câu ở thể lễ phép.

Ví dụ : a)それは私が持ちますから、あれを持っていっていただけますか。Cái đó tôi sẽ mang, vì vậy anh mang giúp tôi cái kia được không ?

b)トレイに行くから、ちょっと待っていてください。 tôi cần đi vệ sinh, xin hãy chờ cho một lát.

c)あぶないから、やめなさい。nguy hiểm xin hãy dừng lại !

d)遅いから、もう帰りたい。muộn rồi tôi muốn về.

e)星がでているから、明日もきっといい天気だろう。 trời có sao, nên ngày mai chắc cũng nắng thôi.

+ Dùng “kara” ở cuối câu

- Thể hiện lý do của câu kết quả. Trong câu nhân quả thông thường người ta đưa ra lý do trước rồi nói kết quả sau (X kara Y), nhưng trong trường hợp này người ta nói kết quả trước rồi mới đưa ra lý do sau (Y nowa X kara da). Trong tiếng Việt thường dùng cặp kết từ liên hợp “sở dĩ…là do, là vì….” để chỉ kết quả trước nói lý do sau.

Ví dụ :

a) 今日、こんなに波が高いのは台風がちかづいているからだ。Sở dĩ hôm nay sóng to như thế là do bão sắp tới gần.

b) 試験に落ちたのは勉強しなかったからだ。 Sở dĩ thi trượt là do không chịu học.

c) 君はまだ気がついていないのか。彼女が君につめたいのは、君がいつもからかうようなことを言うからだよ。Thế cậu chưa nhận ra à ? Sở dĩ cô ta lạnh nhạt với cậu là vì cậu lúc nào cũng nói như là trêu trọc cô ấy.

Hoặc là có cách nói tỉnh lược bỏ bớt phần “ Y nowa” (sở dĩ…) mà chỉ nói phần sau “ X kara da” (là vì…). Trong câu tiếng Việt cũng có thể lược bớt như vậy và thường dùng cặp kết từ “vì…mà, cơ mà”.

Ví dụ:

a) 試験に落ちたんだってね。勉強しなかったからだよ。Nó thi trượt rồi còn đâu. nó không chịu học .

b) 今日は二日酔いですね。きのうあんなに飲んだからだよ. Hôm nay anh say hai hôm rồi đấy nhỉ.. hôm qua uống nhiều thế cơ mà.

- Thể hiện sự nhắc nhở , an ủi. Trong câu tiếng Việt có thể dùng phụ từ “…cho” hoặc “…rồi”.

Ví dụ :

a) おとなしく待ってろよ。おみやげ買ってきてやるからな。Chịu khó chờ nhé ! Rồi chú sẽ mua quà về cho.

b) いつか、しかえししてやるからな。

Rồi lúc nào đó mình sẽ bù lại cho.

c) いいから、いいから。それより、はやく手をあらいなさい。Thôi được rồi. Rửa tay mau lên !

- Khi trả lời câu hỏi tại sao “naze hoặc dooshite desu ka ?” thì người trả lời phải dùng trợ từ “kara” ở cuối câu để thanh minh lý do. Người Việt nam khi học tiếng Nhật thường ít chú ý dùng mẫu câu này, bởi vì trong tiếng Việt không bắt buộc phải dùng kết từ “là vì…” Ví dụ : Tại sao cậu không ăn ? Tớ không đói. (không nhất thiết phải trả lời : Là vì tớ không đói.)

Ví dụ :

a) 学校を休んだのは、どうしてですか。

学校を休んだのは、かぜをひいたからです。

Tại sao cậu nghỉ học ?

Tôi nghỉ học là vì bị cảm.

b) 京都へ行きたいのは、なぜですか。

京都へ行きたいのは、古いお寺が多いからです。

Tại sao anh muốn đi Kyoto ?

Tôi muốn đi Kyoto là vì ở đó có nhiều chùa cổ.

1.2. Trợ từ “node”

+ Dùng để chỉ nguyên nhân, lý do khách quan ở vế đầu câu dẫn đến sự việc xảy ra ở vế sau của câu .Câu tiếng Việt cũng dùng kết từ chính phụ “vì…nên…”.

Ví dụ :

a) 雨が降りそうなので試合は中止します。 trời sắp mưa nên trận thi đấu tạm dừng.

b) もう遅いのでこれで失礼いたします。đã muộn, nên đến đây tôi xin phép ra về.

c) このスーパーは品物はいいし、値段が安いので、いつもお客さんが多い。

siêu thị này hàng hoá tốt, giá lại rẻ nên lúc nào cũng đông khách

+ Dùng để chỉ nguyên nhân, lý do chủ quan ở vế đầu dẫn đến kết quả ở vế sau.

Ví dụ :

a) 疲れたので少し休んだ。 mệt nên tôi đã nghỉ một lát.

b) タバコをすいすぎたので、のどが痛い。 hút thuôc lá nhiều nên tôi bị viêm họng.

c) 明日4時におきなくてはならないので、今日は早く寝ます。 ngày mai phải dậy lúc 4 giờ sáng nên hôm nay phải đi ngủ sớm

1.3. Trợ từ te”(hoặc “de”)

Cách tiếp nối với trợ từ “te” : Tính từ đuôi i đổi đuôi thành ku đi với trợ từ “te”. Động từ biến đổi đuôi đi với trợ từ “te”(hoặc “de”). Danh từ và tính từ đuôi na bỏ đuôi đi với trợ từ “de”. Trợ từ “te”(“de”) trong trường hợp này được sử dụng để chỉ nguyên nhân, lý do. Khác với trợ từ “kara”, “node” dùng để chỉ nguyên nhân, lý do khách quan và chủ quan, còn trợ từ “te”(“de”) dùng để chỉ nguyên nhân, lý do khách quan hoặc chủ quan có tác động đến tình cảm, suy nghĩ dẫn đến tình trạng như vậy. Chính vì những nguyên nhân, lý do khách quan hoặc chủ quan ấy có tác động đến tình cảm, suy nghĩ của con người một cách tự nhiên nên trong tiếng Việt thường không cần dùng một loại kết từ nào. Do ý trên ý dưới của hai vế trong câu liên kết với nhau bằng sự tác động tự nhiên nên giữa hai vế trong câu thường dùng dấu phẩy.

Ví dụ :

a) 小鳥が死ん、悲しくてたまりません。Con chim con chết, tôi thấy buồn quá !

b) この問題がむずかしくよく理解できない。Vấn đề này khó quá, tôi không thể hiểu nổi.

c) 加藤さんの話を聞い、みんな笑いました。Nghe anh Kato nói chuyện, mọi người cười.

d) 値段が高く買えません。Đắt quá tôi không mua được.

e) 遅くなっすみません。Xin lỗi, tôi đã đến muộn.

g) うれしく、涙が出た。Vui quá, tôi chảy cả nước mắt.

h) かなしく、泣いた。Buồn quá, tôi đã khóc.

Tóm lại, trợ từ kara, node chỉ nguyên nhân, lý do khách quan hoặc chủ quan dẫn đến sự việc đó. Trợ từ te, de chỉ nguyên nhân, lý do khách quan hoặc chủ quan có tác động đến tình cảm, suy nghĩ của con ngườI dẫn đến tình trạng như vậy.

2. Dùng danh từ hình thức : tame, sei, okage

2.1. Tame(ni)

+ Dùng “tame” ở giữa câu

+ Dùng để chỉ nguyên nhân. Trong câu tiếng Việt thường dùng kết từ “vì…nên…” hoặc “……”, “do…mà…”.

Ví dụ :

a) 台風が近づいているために波が高くなっている。

bão đang tới gần nên sóng to.

b) 去年は雨が降らなかったために、この地方では米は不作だった。

năm ngoái trời không mưa nên vùng này đã mất mùa.. hoặc  Năm ngoái vùng này đã mất mùa trời không mưa.

c) 暑さのために家畜が死んだ。

Gia súc chết nóng.

Câu b) còn có thể dịch là “Do trời không mưa năm ngoái vùng này đã mất mùa.”

Câu c) còn có thể dịch là “Do nóng gia súc chết “.

+ Dùng để chỉ mục đích. Trong câu tiếng Việt thường dùng kết từ “để” để chỉ mục đích.Ví dụ :

a) 私は日本の歴史を研究するために日本に来ました。Tôi đã sang Nhật để nghiên cứu lịch sử Nhật bản.

b) 先生の話をよく聞くために、前のほうに座ります。Tôi sẽ ngồi phía trước để nghe rõ thầy giáo giảng bài.

c) 新しい映画を見るために、映画館へ出かけた。Tôi đi ra rạp chiếu bóng để xem bộ phim mới.

d) 家を買うために朝から晩まで働く。Tôi đi làm suốt từ sáng đến tối để có tiền mua nhà.

+ Dùng thêm trợ từ “ka” đi sau “tame” thành “tameka” để chỉ sự nghi vấn nhẹ nhàng mang tính dự đoán.. Trong tiếng Việt có thể dùng cặp kết từ “có lẽ….hay sao ấy”.

Ví dụ :

a) タンさんは病気のためか、最近顔色が悪いです。Có lẽ vì ốm hay sao ấy, gần đây trông mặt anh Tân không được khoẻ.

b) 急に寒くなったためか、風邪を引いてしまいました。Có lẽ bị lạnh đột ngột hay sao ấy, tôi đã bị cảm.

+ Dùng “tame” ở cuối câu.

- Dùng trong câu biểu thị nguyên nhân của câu kết quả. Tiếng Nhât thường dùng mẫu câu : “Y nowa X tameda” Trong câu tiếng Việt thường dùng cặp kết từ “sở dĩ…là vì…”, “sở dĩ …là để…”, hoặc có thể lược bớt vế đầu “sở dĩ…” mà chỉ dùng vế sau”là để, là vì…” cho câu nói nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ :

a) 停電になったのは台風のためであるSở dĩ mất điện là vì bão.

b) 日本に来たは日本語を勉強するためである(Sở dĩ) tôi đến Nhật bản là để học tiếng Nhật.

- Dùng trong trường hợp chỉ nêu lên một nguyên nhân trong các nguyên nhân thì câu tiếng Nhật thường dùng thêm phó từ “hitotsuniwa” để nhấn mạnh. Hình thức này chỉ dùng trong văn viết.Trong câu tiếng Việt có thể dùng trạng từ “một là…”

Ví dụ :

a) 彼の性格が暗いのは、ひとつにはさびしい少年時代を送ったためである。Sở dĩ tính anh ta trầm là vì một là hồi còn nhỏ anh ta sống trong hoàn cảnh rất buồn tẻ.

b) 市民ホールが建たなかったのはひとつには予算不足のためである。Sở dĩ nhà văn hoá thành phố không xây dựng được là vì một là thiếu kinh phí.

2.2. Sei(de)

+ Dùng trong trường hợp do nguyên nhân hoặc lỗi của người khác dẫn đến hậu quả xấu hoặc đáng tiếc. sei có thể dùng ở giữa câu hay cuối câu, nhưng phần lớn được dùng ở cuối câu. Tiếng Việt có thể dùng cặp kết từ “do, tại….nên “ hoặc “…….là tại, do….”.

Ví dụ :

a) わがままな母親のせいで、彼女は結婚が遅れた。Do bà mẹ khó tính nên cô ta chưa lấy được chồng (hoặc Cô ta chưa lấy được chồng là tại bà mẹ khó tính)

b) みんなが新幹線に乗れなかったのは、3人が遅刻したせいだTất cả không lên được tàu Shinkansen là tại ba người đến chậm.

c) でんきの消費量がうなぎのぼりなのは、熱帯夜が続いているせいだNghe nói lượng tiêu thụ điện cao vọt hẳn lên là do đêm vùng nhiệt đới dài.

d)  A.あなた!バラが枯れているわよ

B.ぼくのせいじゃないよ。虫のせいだよ。

Anh ơi ! Cây hoa hồng bị chết rồi.

Không phải tại anh đâu nhé. Tại sâu đấy !

Nói chung những câu dùng danh từ hình thức “seide”để chỉ nguyên nhân có thể thay thế dùng trợ từ “kara” hoặc danh từ hình thức “tameni”, nhưng chú ý hậu quả do nguyên nhân “seide” gây ra luôn là xấu.

Ví dụ : câu a) và câu c) nêu trên có thể đổi thành :

a) 母親がわがままだったから、彼女は結婚が遅れた。

b) 暑い夜が続いているために、電気の消費量はうなぎのぼりだという。

+ Dùng thêm trợ từ “ka” vào sau danh từ hình thức “sei” tạo thành cụm từ “seika”. Cụm từ này cũng chỉ nguyên nhân, lý do có nghĩa là “tuy không nói rõ nhưng bên trong vẫn có một lý do gì đó”. Kết quả ở phân câu sau có thể tốt mà cũng có thể xấu. Trong tiếng Việt có thể dùng kết từ : “có thể do…”

Ví dụ :

a) 歳のせいか、、このごろ疲れやすい。 Có thể do tuổi tác, gần đây tôi hay mệt.

b) 家族が見舞いに来たせいか、おじいさんは食欲が出てきた。

Có thể do gia đình đến thăm, cụ ông đã ăn được.

c) 年頃になったせいか、、彼女は一段ときれいになった。

Có thể do đến tuổi dậy thì, cô ta xinh hẳn lên.

2.3. Okage(de)

Dùng để chỉ nguyên nhân, lý do và kết quả mang lai bao giờ cũng tốt. Nếu kết quả xấu thì dùng “seide”.Trong tiếng Việt thường dùng kết từ “nhờ…” hoặc “nhờ có…”. Cụm từ “okagede” phần nhiều được dùng với mẫu câu “Vtekureta/ Vtemoratta  okagede”(có nghĩa là nhờ có ai giúp đỡ).

Ví dụ :

a) あなたのおかげで助かりました。

Tôi sống được là nhờ có anh.

b) 友達が来てくれたおかげで、楽しい会になりました。

Nhờ có bạn đến, cuộc gặp mặt rất đông vui.

c) A.お子さんのけがはどうですか。

B.おかげさまで、だいぶ良くなりましたVết thương của cháu thế nào rồi ?

Cảm ơn bác,vết thương của cháu đã khá nhiều rồi

Câu c) “okagesamade” là cách dùng tập quán, có nghĩa là “cảm ơn”. Đây là cách trả lời lịch sự khi được người khác hỏi thăm sức khoẻ.

Tóm lại: Okagede được dùng chỉ nguyên nhân, lý do có kết quả tốt.

Seide được dùng chỉ nguyên nhân, lý do có kết quả xấu.

Hãy so sánh :

あなたのおかげで成功した。Nhờ có anh, tôi đã thành công. (kết quả tốt)

あなたのせいで失敗した。Tôi thất bại là tại anh. (kết quả không tốt)

“Okagede” vốn dĩ dùng trong trường hợp kết quả tốt, nhưng cũng có thể dùng trong trường hợp kết quả xấu với nghĩa châm biếm.

Ví dụ :まったく、君に頼んだおかげでかえってややこしいことになってし        まったじゃないか. Chính là nhờ có anh giúp mà chuyện càng rắc rối thêm

3. Dùng Phó từ  dooshite, naze, nazeka

3.1. Dooshite

Dùng trong trường hợp không hiểu rõ cách làm hoặc nguyên nhân. Cuối câu thường có thêm trợ từ nghi vấn “ka”. Từ tương đương trong tiếng Việt thường là “tại sao” và cuối câu có thêm dấu hỏi (?).

Ví dụ :

a) こんな簡単な問題なのに、彼はどうしてわからないのだろう(か)。Tại sao vấn đề đơn giản như thế mà anh ta không hiểu?

b) 機械のない時代に、こんな大きな石をどうして山の上まで運べたのだろうか。Trong thời đại chưa có máy móc, vậy mà tại sao con người có thể vận chuyển những khối đá lớn lên tận đỉnh núi ?

c) パンダはどうしてあんなに人気があるのだろう。Tại sao loài gấu trúc được nhiều người chú ý đến thế ?

3.2. Naze

Dùng trong trường hợp không hiểu rõ lý do tại sao. Cách dùng cũng gần nghĩa với “dooshite”, nhưng dùng “naze” có cảm giác khô cứng, gay gắt.

Ví dụ :

a) 貿易問題で、日本だけがなぜ批判されるのか。輸入国には全く問題はないのだろうか。

Trong vấn đề ngoại thương, tại sao chỉ có Nhật bản là bị phê phán?

b) 遠い所にいる人の声が、電話でなぜ聞こえるのか。

Tại sao điện thoại vẫn nghe được tiếng người nói ở xa ?

c) 誰でも戦争に反対しているのに、なぜ戦争は起こるのだろうか。

Ai cũng phản đối chiến tranh, vậy mà tai sao chiến tranh vẫn cứ xảy ra ?

3.3. Nazeka

Dùng trong trường hợp không hiểu rõ nguyên nhân, lý do. Nhất là trong những trường hợp sự việc xẩy ra trái với suy nghĩ, cảm giác hoặc dự đoán của người nói. Trong tiếng Việt có thể sử dụng cụm từ “không hiểu sao”

Ví dụ :

a) 最近なぜかすぐ頭が痛くなる。Không hiểu sao gần đây tôi hay đau đầu lắm.

b) 彼は今日はなぜか元気がないようだ。Không hiểu sao hôm nay anh ấy hình như không khoẻ lắm)だめだと思ってたのに、なぜか希望していた会社に採用されてしまっ

Cứ ngỡ là không được, vậy mà không hiểu sao tôi lại được công ty ấy tuyển dụng.

4. Dùng kết từ (từ nối) dakara, sokode, sorede, soreyue

4.1. Dakara (desukara)

Dùng kết từ “dakara” hay “desukara”(cách dùng lịch sự) trong trường hợp câu trước là nguyên nhân, lý do hoặc căn cứ ; câu sau nối bằng kết từ “dakara” dẫn dắt đi đến kết quả. Kết quả ở câu này rất đa dạng có thể là thực trạng, sự dự đoán, sự nhờ vả hay khuyên nhủ v.v….Tiếng Việt thường chỉ dùng kết từ “vì vậy…”.

Ví dụ :

a) 踏切で事故があった。だから、学校に遅刻してしまっ

Tai nạn xẩy ra ở chỗ cắt ngang đường sắt. Vì vậy tôi đã bị trễ giờ học.

b) 部屋の電気がついている。だから、もう帰ってきているはずだ。

Điện trong phòng sáng. Vì vậy chắc chắn cô ấy đã về.

c) 時間がありません。だから、急いでください。

Hết thời gian rồi. Vì vậy phải khẩn trương lên.

d))私は日本語の勉強で毎日とても忙しいです。ですから、アルバイトをする時間はありません。

Hàng ngày tôi học tiếng Nhật rất bận. Vì vậy không có thời gian đi làm thêm..

4.2. Sokode

Dùng để chỉ lý do. Đứng trước một tình huống cụ thể câu sau dùng “sokode” thường đưa ra một biện pháp, một đề án gì đó để giải quyết, cuối câu thường ở thì quá khứViệt có thể dùng kết từ “vì vậy” hoăc“do vậy”…

Ví dụ :

a) 天気予報では夕方から雪だ。そこでコートを持っていくことにした。

Theo dự báo thời tiết thì chiều tối nay có tuyết. Vì vậy tôi quyết định mang áo khoác ngoài.

b) 母は私たちの結婚に反対するだろう。そこでいい考えが浮かんだ。

Có lẽ mẹ tôi không đồng ý chuyện hôn nhân của chúng tôi. Vì vậy tôi đã nghĩ ra cách giải quyết

c) 残業してもいいという人は誰でもいなかった。そこで私がやらなくては

ならなかった

Chẳng có ai muốn làm thêm giờ. Do vậy tôi phải làm.

3. Sorede

Dùng để chỉ nguyên nhân, lý do. Tình huống xảy ra ở câu dùng sau “sorede” là do nguyên nhân, lý do ở câu trước. Cuối câu thường ở thì quá khứ hay hiện tai đều được. Tiếng Việt cũng không có kết từ nào khác là dùng “vì vậy” “do đó”…

Ví dụ :

a)日本語能力試験1級に合格しました。それで日本へ留学することにしました。

Tôi đã thi đạt trình độ cấp 1 về năng lực tiếng Nhật. Vì vậy tôi quyết định          đi du học ở Nhật Bản.

b) 父は怒りっぽい。それで子供たちから嫌われている。Bố tôi tính tình hay cáu kỉnh. Do đó các con rất ngại gặp bố.

c) 宿題が多い。それでいつも忙しい。

Bài tập nhiều. Vì vậy lúc nào tôi cũng bận.

Ta thấy, “sokode” và “sorede” đều là những kết từ chỉ nguyên nhân, lý do. Vì vậy có những trường hợp có thể thay thế cho nhau được. Ví dụ :

だれでも参加できると書いてあった。そこでそれで)私も行ってみた。

Người ta viết thông báo rằng ai cũng có thể tham gia. Do đó tôi cũng ra xem.

いいデザインのセーターが飾ってあった。そこでそれで)つい買っしまった。

Người ta có bày bán loại áo len mốt mới. Vì vậy tôi đã mua.

Hoặc là những câu ví dụ ở phần sokode đều có thể thay thế bằng sorede. Nhưng ngược lại những ví dụ ở phần sorede chỉ được dùng sorede không được thay thế bằng sokode. Bởi vì những ví dụ này đơn thuần chỉ là sự việc xảy ra do nguyên nhân, lý do ở câu trên

.3Soreyue

Dùng để nối hai câu thể hiên mối quan hệ nhân quả. Soreyue thường được dùng trong văn viết., nhất là các bài luân văn về toán học, triết học. Có thể dùng thêm trợ từ “ni” thành “soreyueni” hoặc lược bớt “sore” chỉ còn “yueni”. Trong tiếng Viêt vẫn có thể dùng kết từ “do đó” hoặc “vì vậy”.

Ví dụ :

a) 彼は自分の能力を過信していた。それゆえに人の忠告を聞かず失敗した。

Anh ta quá tin vào khả năng của mình. Do đó không chịu nghe lời khuyên         của người khác và đã thất bại.

b) 最近、腸チフスに感染して帰国する旅行者が増加している。それゆえ 飲み水には十分注意されたい。

Gần đây ngày càng có nhiều người đi du lịch trở về đem theo bệnh thương          hàn. Vì vậy rất mong mọi người chú ý đến vấn đề nước uống.

c) 二つの辺が等しい。ゆえに、三角形ABCは二等辺三角形である。

Hai cạnh bằng nhau. Vì vậy tam giác ABC là tam giác cân.

5. Dùng mẫu câu

5.1. Mẫu câu Nazenara……karada. Chỉ nguyên nhân, lý do. Trong tiếng Việt có thể dùng kết từ “là bởi vì…”.

Ví dụ :

a) 私は中国へ行きたいです。なぜなら、中国は歴史のある国だからです

Tôi muốn sang Trung quốc. Là bởi vì Trung quốc là nước có nhiều lịch sử.

b) 日本は豊かな国とはいえないと思う。なぜなら、住宅事情が悪く、また、国民は老後に不安を持っているからである

Tôi cho rằng không thể nói Nhật bản là nước giầu được. Là bởi vì vấn đề nhà ở khó khăn, người dân thì lo lắng cuộc sống khi về già.

5.2. Mẫu câu:

Nazekatoiuto……karada. (Nói là tại sao là vì…)

Nazekatoieba……karada. (Nếu nói là tại sao là vì…)

5.3 Nazenaraba…karada. (Tại sao vậy là vì….)

Ba mẫu câu trên cơ bản giống nhau về ý nghĩa, đều là những mẫu câu giải thích nguyên nhân, lý do tại sao. Trong tiếng Việt có thể chỉ sử dụng kết từ “là vì…”hoặc “là bởi vì…”.là đủ ý.

Ví dụ :

a) A.宇宙に行くとどうして物が落ちないのですか。

B.なぜかというと、地球の引力が働かなくなるからです

Lên vũ trụ tại sao vật thể không rơi ?

Là vì không còn sức hút của quả đất.

b) A.天気はなぜ西から東に変化していくのでしょう。

B.それはなぜかといえば、地球が自転しているからです

Tại sao thời tiết biến đổi từ tây sang đông ?

Là bởi vì quả đất tự quay.

c) 原子力発電には反対です。なぜならば、絶対に安全だという保証がない     からです

Người ta không đồng tình việc phát điện bằng nguyên tử. Là bởi vì nó không đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Trên đây là những hình thức chỉ nguyên nhân, lý do thường dùng trong tiếng Nhât hiện đại. Ngoài ra còn có một số hình thức khác nữa như karatoitte…, …niyotte, …wakeda, ..hitotsuniwa…tamedearu v.v…. sẽ đuợc đề cập tiếp trong các bài nghiên cứu sau.

 

TRẦN SƠN

(TS, Đại học Ngoại thương)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. 教師と学習者のための日本語文型辞典 編著者グループ・ジャマシイ2001.

2. 講談社.日本語大辞典.1992.

3. 宮原彬.日本語学習者が作文を書くための用例集(第二版).2006.

4.東京外国語大学.中級日本語.第二部文型例文集.1994.

5. Miyahara Akira -Trần Sơn-Nguyễn văn Hảo, “Từ điển mẫu câu tiếng Nhật”, Nxb Giáo dục 1999.

 

0thảo luận