Trang chủ

Khảo sát nghiên cứu tại Quảng Châu-Trung Quốc

Đăng ngày: 18-07-2012, 11:00 | Danh mục: Hợp tác quốc tế

Từ ngày 8 đến 13 tháng 6 năm 2012, đoàn cán bộ nghiên cứu 28 người của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á do TS. Trần Quang Minh, Viện trưởng, làm trưởng đoàn đã đi khảo sát và trao đổi khoa học tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Nội dung chính của chuyến khảo sát và trao đổi khoa học là tìm hiểu thực trạng và quan điểm chính sách của Chính phủ Trung Quốc cũng như chính quyền địa phương đối với vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Đây là hoạt động khoa học trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2011-2012) của Viện.

 

Khảo sát nghiên cứu tại Quảng Châu-Trung Quốc

 

 

Đoàn đã có những buổi tiếp xúc và trao đổi học thuật với Viện Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương của Trường Đại học Trung Sơn (Sun Yat-sen University) và một số cơ sở nghiên cứu và đào tạo khác của tỉnh Quảng Đông. Trong các buổi thảo luận, các nhà khoa học cho rằng tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính qui luật của quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, mức độ và đặc điểm của tình trạng này là khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển và tùy thuộc và chính sách bảo vệ môi trường và hạn chế ô nhiễm của từng quốc gia. Thực trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình cải cách mở cửa hơn 30 năm của Trung Quốc cũng như hệ lụy của biến đổi khí hậu ở nước này, theo các học giả Trung Quốc, là hết sức nghiêm trọng. Trung Quốc đã ban hành và thực hiện khá nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.

 

Khảo sát nghiên cứu tại Quảng Châu-Trung Quốc

Khảo sát nghiên cứu tại Quảng Châu-Trung Quốc


Đoàn cũng đã có những buổi khảo sát thực tế về thực trạng ô nhiễm môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường và tạo dựng môi trường xanh tại hai thành phố phát triển nhanh nhất của tỉnh Quảng Đông là Quảng Châu và Thâm Quyến.

Chuyến khảo sát đã góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, cũng như đối sách của Trung Quốc và các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực về các vấn đề này. Các học giả của hai nước đã chia sẻ và thống nhất về nhiều quan điểm và các biện pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia nói riêng cũng như của khu vực nói chung.

0thảo luận