Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVII (10/2007) đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc rất coi trọng việc phát triển các tổ chức xã hội cũng như phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong quản trị quốc gia. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII (11/2013) khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra chủ trương hiện đại hóa hệ thống quản trị quốc gia, thì việc phát triển các tổ chức xã hội được đặt ra như một yêu cầu khách quan. Trên cơ sở khái lược nhận thức lý luận tổ chức xã hội và thực trạng tổ chức xã hội ở Trung Quốc, bài viết nêu lên nhiệm vụ và giải pháp phát triển tổ chức xã hội ở Trung Quốc hiện nay.
Sự phát triển của xã hội dân sự liên quan mật thiết đến quá trình dân chủ hóa của Hàn Quốc. Những năm 1970-1980, sự phát triển của các tổ chức dân sự Hàn Quốc gặp rào cản nhất định do đặc trưng văn hóa của một quốc gia đơn dân tộc, chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo. Việc thành lập một chính quyền dân chủ thông qua cuộc bầu cử tự do năm 1987 là mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời và phát triển của xã hội dân sự ở Hàn Quốc.
Sau gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao kể từ năm 1992, quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam không ngừng được duy trì, củng cố và phát triển, đi từ đối tác toàn diện (2001) đến đối tác chiến lược (2009) và thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở khái quát tiến trình hợp tác giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2001-2017* giữa Hàn Quốc và Việt Nam, bài viết tập trung phân tích, luận giải các nhân tố tác động đến sự hợp tác, các khía cạnh hợp tác chủ yếu với những thành tựu và vấn đề đặt ra, đồng thời đề cập các giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Đài Loan được bao bọc bởi biển, đường bờ biển dài tới 1.600 km với cảnh quan đa dạng, kinh tế ven biển có vai trò quan trọng đối với tổng thể nền kinh tế của hòn đảo này. Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, sự khai thác quá mức của con người và sự thiếu quan tâm của chính quyền Đài Loan trong một thời gian dài đã khiến môi trường ven biển bị ảnh hưởng nặng nề, tác động trực tiếp đến sinh kế của cư dân ven biển...
Tháng 2/2020, đợt dịch COVID-19 đầu tiên đã bùng phát mạnh mẽ ở tỉnh Daegu (Hàn Quốc), liên quan đến “ca siêu lây nhiễm” – bệnh nhân số 31 – một tín đồ của giáo phái Shincheonji. Khi đó, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chỉ sau Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, sau đó, Hàn Quốc lại nổi lên như là một điểm sáng của công cuộc khống chế dịch, trong khi chưa cần áp dụng các biện pháp cứng rắn, như phong tỏa thành phố hay đóng cửa biên giới.
Cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) là một sự kiện quan trọng trong chính trường Nhật Bản năm 2021. Ngày 3/9/2021, tại phiên họp bất thường của LDP, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã tuyên bố sẽ không tham gia tái tranh cử chức vụ Chủ tịch LDP và chính thức rời khỏi cương vị thủ tướng sau khi nhiệm kỳ lãnh đạo kết thúc vào ngày 30/9. Cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida đã chính thức trở thành thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản sau chiến thắng từ cuộc bầu cử Chủ tịch LDP ngày 4/10/2021, do ưu thế chiếm đa số ghế của đảng này tại Hạ viện Nhật Bản
Dựa vào việc phân tích các tiêu chí như nguồn lực vật chất, tham vọng chính sách, ảnh hưởng quốc tế và sự công nhận của các nước khác, bài viết góp phần khẳng định vị thế cường quốc khu vực của Hàn Quốc, đánh giá triển vọng gia tăng vị thế của Hàn Quốc tại khu vực Đông Á, nhất là tại ASEAN trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ. Trong phần cuối, bài viết phân tích xu hướng quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam từ góc độ triển khai chính sách của Hàn Quốc trong thời gian 10 năm tới và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam nhằm nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian tới.