Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới, là quốc gia trong tốp đầu thế giới về thu nhập bình quân đầu người, các chỉ số phát triển con người (HDI)… nhưng tồn tại một nghịch lý là tại Nhật Bản và một số nước Đông Á phụ nữ luôn bị coi là tầng lớp thứ hai, điều này phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội Nhật Bản hiện tại còn rất sâu sắc. Đặc biệt trong gia đình Nhật Bản, việc tuyệt đối hóa quyền uy của người chồng và sự phục tùng một cách vô điều kiện của người vợ là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh và gia tăng tình trạng bạo lực gia đình, coi thường, hạ thấp vị trí vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình. Bài viết phân tích thực trạng bất bình đẳng giới trong gia đình Nhật Bản, từ đó đưa ra một vài nhận xét, lý giải nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên.
Đài Loan là nơi trú chân của lực lượng Quốc dân Đảng sau thất bại trong nội chiến Trung Quốc (1949). Với vị trí chiến lược quan trọng, sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Đài Loan đã được Mỹ tăng cường hỗ trợ nhằm biến nơi đây thành tiền đồn chống lại ảnh hưởng của cộng sản từ Trung Quốc đại lục. Để xây dựng Đài Loan trở thành điểm then chốt trong phòng tuyến ngăn chặn cộng sản ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã đẩy mạnh các chương trình viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền này. Nhờ vậy, chính quyền Đài Loan đã trang bị được cho mình sức mạnh quân sự vượt bậc, đồng thời giúp Trung Hoa Dân quốc giữ vững vị trí của mình trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong suốt thời gian này.
Bài viết giới thiệu khái quát về chiến lược công nghiệp Made in China 2025 (MIC2025) của Trung Quốc, các lĩnh vực chủ chốt và lộ trình thực hiện, đồng thời đưa ra đánh giá về khả năng thành công của MIC 2025 dựa trên phân tích hệ thống các chính sách, kế hoạch, sáng kiến cấp quốc gia bổ trợ cho MIC 2025 mà Trung Quốc đang thực hiện. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích một số cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi Trung Quốc triển khai MIC 2025.
Tại Nhật Bản, bảo đảm bằng chuyển nhượng quyền sở hữu mặc dù không được ghi nhận một cách chính thức trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản, nhưng đây là biện pháp được công nhận trong thực tiễn xét xử bởi tòa án. Trong bối cảnh Nghị định21/2021/NĐ-CPhướng dẫn về biện pháp bảo đảm trong Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam đã có những gợi mở về khả năng công nhận các biện pháp bảo đảm mới theo thỏa thuận của các bên, bài viết phân tích biện pháp bảo đảm bằng chuyển nhượng quyền sở hữu tại Nhật Bản, cũng như khả năng để công nhận và áp dụng theo pháp luật Việt Nam.
Bài viết phân tích quá trình hình thành của tầng lớp trung lưu mới ở Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị (1868-1912). Tầng lớp này là sự hòa trộn, kết nối của nhiều nguồn gốc xã hội khác nhau, trong đó lực lượng nòng cốt là các nông gia khá giả, các võ sĩ đạo cấp thấp và đội ngũ trí thức. Trong giai đoạn đầu thời kỳ Minh Trị, họ tập trung tiếp thu tri thức nền văn minh phương Tây, sau đó chọn lọc và chuyển giao, áp dụng vào xã hội Nhật Bản. Giới trung lưu mới cũng tham gia tích cực vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, giáo dục, cải cách chính trị của Nhật Bản trong thời kỳ này. Họ nhanh chóng đạt được vị thế xã hội tương xứng và phân định được ranh giới với các tầng lớp thượng lưu và hạ lưu trong xã hội về hệ tư tưởng, tầm nhìn, giá trị và lối sống.
Văn hóa đại chúng bắt đầu tại Nhật Bản từ thậpkỷ 20 của thế kỷ XX.Trong thời kỳ này, một dòng văn học mới với tên gọi “văn học đại chúng” đã ra đời. Dòng văn học này gồm những tác phẩm mang đặc điểm khác biệt với dòng văn học tồn tại trước đó(văn học thuầntúy) vàcó thể kể đến một số nhà văn tiêu biểu cho dòng văn học này như Nakazato Kaizan, Shirai Kyōji. Văn học không còn đơn thuần là phương tiện để các nhà văn bộc lộ tâm tư, tình cảm cá nhân của mình hay phản ánh hiện thực xã hội mà mục đích quan trọng nhất của văn học thời bấy giờ là phục vụ nhu cầu giải trí của đông đảo độc giả. Bài viết giới thiệu về sự ra đời, một số đặc trưng của văn học đại chúng Nhật Bản, bên cạnh đó là phân tích về vị trí của “tiểu thuyết thời đại”, một nhóm các tác phẩm văn học tiêu biểu thuộc dòng văn học đại chúng Nhật Bản giai đoại 1920-1945.
Tháng 9/2020, ông Suga Yoshihide đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền và kế nhiệm cựu Thủ tướng Abe trở thành Thủ tướng thứ 99 của Nhật Bản. Tuy nhiên vào đầu tháng 9/2021, Thủ tướng Suga bất ngờ tuyên bố sẽ không tham gia tái cử chức Chủ tịch đảng, do vậy, ông sẽ rời khỏi cương vị thủ tướng sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào cuối tháng này.Là một nhà chính trị giàu kinh nghiệm thực tiễn, Thủ tướng Suga với tôn chỉ phụng sự nhân dân đã luôn nỗ lực hành động một cách khẩn trương và hiệu quả.Bất chấp quãng thời gian cầm quyền không dài và bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, chính quyền của ông vẫn để lại được cho người kế nhiệm một số di sản quan trọng về chính sách đối nội và đối ngoại. Bài viết sẽ điểm lại những thành tựu quan trọngcũng như một số vấn đề trong nhiệm kỳ một năm của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.
Hàn Quốc là một quốc gia nổi tiếng với dân số siêu kết nối, từng đứng đầu bảng xếp hạng về việc sử dụng internet tốc độ cao và sở hữu điện thoại thông minh. Hiện nay Hàn Quốc đang chạy đua hướng tới các lĩnh vực mới, trong đó bao gồm cả internet vạn vật (IoT).Chính phủ Hàn Quốc cho rằng IoT sẽ không chỉ giúp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất bằng cách thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà còn tạo ra các ngành công nghiệp và cơ hội tăng trưởng mới. Bài viết phân tích những chính sách phát triển IoT ở Hàn Quốc thời gian gần đây và nêu hàm ý cho Việt Nam.