Người ta dự đoán, Hàn Quốc trở thành một quốc gia già hóa (già hóa dân số) vào năm 2018, và rất có thể trở thành một xã hội siêu già vào năm 2026. Điều này chứng tỏ dân số Hàn Quốc đang già đi với tốc độ nhanh hơn đáng kể so với đa số các nước tiên tiến khác. Sự nổi lên của già hóa dân số chắc chắn sẽ gây ra những khó khăn kinh tế xã hội nghiêm trọng cho Hàn Quốc trong thế kỷ XXI; những khó khăn đó bao gồm cả những chi phí cung cấp cho chăm sóc y tế đối với những người có tuổi và sự sụt giảm tương đối trong lực lượng lao động của Hàn Quốc, nhất là độ tuổi từ 18 đến 60.
Hiện tượng kinh tế mới (kinh tế tri thức) bùng nổ ở các nước công nghiệp phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đã thúc đẩy các hãng điện tử Châu Á phát triển để đáp ứng yêu cầu của thị trường lớn. Thực tế, các hãng sản xuất điện tử Châu Á vẫn không thể đáp ứng các yêu cầu này, trong khi mạng lưới sản xuất toàn cầu về công nghiệp điện tử đang lớn mạnh, các nước Đông Á cần phải xem xét lại các chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử của mình. Một loạt các chính sách ưu tiên phát triển đã được các nước Đông Á quan tâm đặc biệt, đó là nâng cấp các sơ sở sản xuất, thành lập các khu công nghiệp, tiếp thu công nghệ mới, tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng cường hoạt động xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Việc Ấn Độ trở thành thành viên chính thức của Hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) tháng 12 năm 2005 đã đánh dấu một bước tiến mới trong chính sách hướng Đông của đất nước có diện tích và dân số lớn nhất Nam Á này. Tuy nhiên, tiến trình hợp tác Đông Á là hình thức hợp tác khu vực ra đời chưa lâu và có những thăng trầm trong quá trình phát triển.
Năm 2007 là năm kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc. Hơn một thập kỷ qua quan hệ giữa hai nước đã phát triển rất nhanh trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ kinh tế. Nhân dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, bài viết này sẽ điểm lại một số thành tựu chủ yếu của quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian 15 năm qua.
Phát triển kinh tế hàng hoá được xem là một quá trình tất yếu trong quá trình phát triển của một nước. Kinh nghiệm thế giới qua lịch sử phát triển cho thấy thành thị, đặc biệt là các thành phố thủ đô thường đi tiên phong trong quá trình phát triển thị trường, trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Sự phát triển thị trường và các quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển sản xuất hàng hoá và dịch vụ trước hết trong bản thân các thành phố thủ đô và sau đó tại các vùng phụ cận. Quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá ở các thủ đô diễn ra rất khác nhau phụ thuộc nhiều yếu tố như trình độ phát triển, thời kỳ bùng nổ phát triển, vị trí địa lý.
Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về khoa học công nghệ với rất nhiều nỗ lực nhằm tăng năng suất lao động trong điều kiện hạn chế về nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người. Một biểu hiện rõ nét của quá trình này là sự tăng trưởng đáng kể những khoản đầu tư dành cho R&D (nghiên cứu và triển khai) của các công ty tư nhân. Điều này đóng góp rất lớn cho việc gia tăng năng suất của toàn ngành công nghiệp nói chung, và kết quả cuối cùng của nó là đóng góp cho sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. Đây là một quá trình liên tục, khép kín của mối quan hệ qua lại giữa khoa học công nghệ và phát triển kinh tế của quốc gia. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển của công nghệ sản xuất tiên tiến nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới việc đào tạo công nghệ theo “kiểu Nhật Bản”, một yếu tố đã tạo nên sự thành công của mối quan hệ khép kín giữa “công nghệ và phát triển”.
Năng lượng có một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn làm cho kinh tế và xã hội phát triển. Do đó, mỗi quốc gia dù giàu hay nghèo đều coi việc đảm bảo nguồn năng lượng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền vững của mình. Đông Á hiện là một trong những khu vực có mức cầu về năng lượng lớn trên thế giới. Trong tương lai mức cầu này sẽ còn tăng hơn nữa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế trong khu vực. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh năng lượng đang ngày càng trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với toàn khu vực này.
Quan hệ Nhật Bản- Trung Quốc có từ lâu đời, trong lịch sử gặp nhiều thăng trầm. Nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quan sát chính trị cho rằng năm 2005 và những tháng đầu năm 2006, quan hệ Nhật Bản -Trung Quốc là xấu nhất trong vòng 30 năm qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng quan hệ xấu đi đối với hai nước cũng như tình hình chính trị chung toàn vùng Đông Bắc Á. Một trong những nguyên nhân quan trọng là vấn đề năng lượng. Bài này sẽ đề cập đến 3 điểm trọng yếu của quan hệ năng lượng Nhật Bản-Trung Quốc trong thời gian gần đây: 1) Phát triển kinh tế làm thay đổi vai trò “cường quốc nhập khẩu năng lượng” của hai nước trên trường quốc tế; 2) Cuộc chiến giành nguồn dầu khí giữa hai nước 3) Triển vọng quan hệ Nhật Bản- Trung Quốc trong vấn đề năng lượng. Bài viết sử dụng tài liệu và tư liệu từ các tạp chí và nguồn thông tin chính thức đăng tải trên các mạng.
Tháng tư năm 2001, ông Junichiro Koizumi đã gây bất ngờ lớn khi đắc cử vào chức vụ Thủ tướng Nhật Bản. Trước đó, trong vòng 12 năm liên tiếp, nước Nhật đã từng trải qua tổng cộng 10 đời thủ tướng. Kinh tế Nhật Bản nằm trong tình trạng trì trệ, ngành ngân hàng hầu như đổ vỡ, nợ công chồng chất. Nhưng 5 năm sau đó, năm 2006, sự thay đổi đối với Nhật Bản có thể đánh giá bằng hai từ “kỳ tích”. Nhật Bản đã vững vàng vượt qua khỏi bãi lầy kinh tế. Năm 2005 tổng sản phẩm quốc nội tăng hơn 3%, trong 3 năm liền chỉ số Nikkei tăng hơn 66%, đầu tư đã tăng đều đặn trở lại. Kết quả là trong thời gian nhiệm kỳ gần 2000 ngày của mình, Thủ tướng Koizumi không những đã giành được sự ủng hộ lớn ở trong nước mà còn nâng cao đáng kể vị thế nước Nhật trên trường quốc tế, đánh thức nền kinh tế đồ sộ Nhật Bản thức dậy sau một thời gian dài trì trệ.
Mặc dù với diện tích khoảng 36.000 km2 và dân số xấp xỉ 23 triệu người (số liệu năm 2006) nhưng Đài Loan lại có giá trị xuất nhập khẩu đứng hàng thứ 8 và dự trữ ngoại tệ đứng thứ 3 trên thế giới. Với không gian ngoại giao hạn chế, Đài Loan đã có những cố gắng phi thường để tồn tại và phát triển. Sự sáng tạo cũng như tính uyển chuyển trong các chính sách, đặc biệt trong chính sách kinh tế đối ngoại đã giúp Đài Loan trở thành con rồng mới của Châu á trong phát triển kinh tế.