Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG VÀ TÁC ĐỘNG

Đăng ngày: 3-03-2014, 11:51

Trong khoảng 15 năm qua, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm nhiều hơn của đông đảo dư luận quốc tế. Đầu những năm 2000, khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) ra đời, các nước trong khu vực lại tạo ra mối quan tâm lớn trong giới khoa học, giới chính trị gia ở các trung tâm kinh tế như Mỹ, EU và Nhật Bản. Hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ mở rộng là chủ đề mới giữa Trung Quốc và ASEAN. Điều này có ý nghĩa như thế nào? Có làm thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận cũng như chủ trương, định hướng trao đổi kinh tế, hợp tác chính trị giữa Mỹ với các nước trong khu vực hay không? Vẫn biết đây là chủ đề mới, lại bàn đến một số khía cạnh nhạy cảm trong quan hệ kinh tế chính trị quốc tế, chính vì vậy bài viết cố gắng phân tích, đưa ra những định hướng, dự báo dẫn chứng gần xa, ít nhiều liên quan đến vấn đề này.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

NGƯỜI NHẬT Ở HỘI AN THẾ KỶ XVI-XVII

Đăng ngày: 3-03-2014, 11:49

Được sự đồng ý của chúa Nguyễn, người Nhật tiến hành chọn đất và xây dựng khu phố của mình gọi là “Nhật Bản phố” cùng với “Đường Nhân phố” của thương nhân Trung Hoa. Năm 1618, Giáo sĩ dòng Tên người Ý là Cristophoro Borri đến Hội An, ông viết: “Thành phố ấy gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ có thể nói là có đến hai thành phố, một phố của người Tàu, một phố của người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục riêng. Người Tàu có luật lệ và phong tục của người Tàu, người Nhật cũng vậy”.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

NHẬT - TRUNG: NHỮNG TRỞ NGẠI TIỀM TÀNG TRONG QUAN HỆ SONG PHƯƠNG

Đăng ngày: 19-02-2014, 13:07

Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước láng giềng lớn, có ảnh hưởng quan trọng trong không gian địa chính trị vùng Đông Bắc Á nói riêng và Viễn Đông nói chung. Lịch sử quan hệ này có từ lâu và thăng trầm theo những biến cố quan trọng trong tiến trình lịch sử thế giới và giữa hai nước với nhau. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đặc biệt khi ý tưởng Cộng đồng Đông Á được hình thành và phát triển, mối quan hệ Nhật -Trung càng trở nên có ý nghĩa hơn đối với khu vực này cũng như đối với quốc tế nói chung.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA THƠ SIJO (HÀN QUỐC) VÀ THƠ HAIKU (NHẬT BẢN) – NHÌN TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

Đăng ngày: 19-02-2014, 13:02

Trong văn học của các nước thuộc hệ “đồng văn” Châu Á có một số thể thơ tuy ra đời và phát triển ở những giai đoạn lịch sử khác nhau của một dân tộc nhưng chúng vẫn có những nét tương đồng và dị biệt. Những thể thơ ngắn nhất như thơ lục bát (Việt Nam), haiku (Nhật Bản), tuyệt cú (Trung Quốc) và sijo (Hàn Quốc) là những thể thơ truyền thống của mỗi nền văn học, có ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc và thơ ca khu vực. Chính những nét giống nhau hoặc gần gũi và khác nhau của những thể thơ cách luật đó đã vừa tạo nên những  nét đặc sắc mang tính dân tộc, vừa làm phong phú thêm về phong cách thể loại.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CUỘC CẢI CÁCH DÂN CHỦ 1945 – 1951 ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN SAU ĐÓ

Đăng ngày: 19-02-2014, 13:01

Từ năm 1945 - 1951, Nhật Bản đã tiến hành cải cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là cơ sở cho sự cất cánh kỳ diệu lần thứ II của Nhật Bản. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng tạo những biến đổi cơ bản về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, có những tác động to lớn thúc đẩy phát triển lịch sử Nhật Bản giai đoạn sau đó. Bài viết nêu rõ, sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản là nước bại trận và bị Đồng minh chiếm đóng, buộc phải thực hiện những cải cách toàn diện về mọi mặt nhằm thúc đẩy dân chủ, hòa bình, diệt trừ tận gốc chủ nghĩa quân phiệt. Cùng với sự nỗ lực, chủ động của chính phủ và nhân dân Nhật Bản, cuộc cải cách đã thành công, cứu nguy cho dân tộc Nhật Bản. Dưới tác động của cuộc cải cách kinh tế, xã hội giai đoạn 1945-1951, Nhật Bản đã có những biến chuyển thực sự về mọi mặt như: cơ sở kinh tế, xã hội, nhân tố con người, quan hệ kinh tế ... Đây được xem là những nhân tố mới hết sức quan trọng tạo sự tăng trưởng thần kỳ cho kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, được coi là giá trị mới trong phát triển kinh tế Nhật Bản mà nhiều quốc gia khác đang nghiên cứu và học tập.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Ở NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 19-02-2014, 12:57

Giống như ở Mỹ và nhiều nền kinh tế phát triển khác, khu vực dịch vụ ở Nhật Bản trong những thập kỷ vừa qua đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và đang trở thành động lực tăng trưởng mạnh của nền kinh tế. Dịch vụ là khu vực quan trọng nhất trong nền kinh tế đóng góp vào GDP và tạo việc làm của nền kinh tế Nhật Bản. Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khu vực dịch vụ đã tạo ra khoảng 4 triệu việc làm mới, trong khi đó khu vực công nghiệp chế tác chỉ tạo ra 1,85 triệu việc làm mới. Khu vực dịch vụ là nơi hấp thụ phần lớn số lao động dôi dư từ khu vực công nghiệp do quá trình tái cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP đã liên tục gia tăng, từ 59,2 % năm 1990 lên 67,2 năm 2000; 69,5 năm 2006 và lên 70,1% năm 2008. Tương tự như vậy, tỷ trọng lực lượng lao động làm việc trong khu vực dịch vụ cũng tăng từ 58% trong tổng lực lượng lao động của nền kinh tế năm 1990 lên 63,7% năm 2000 và 68,6% năm 2008.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO ASEAN THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1990

Đăng ngày: 19-02-2014, 12:53

Với chiến lược “Quay về Châu Á” và mục tiêu tăng cường vai trò toàn diện đối với khu vực, Nhật Bản đã không ngừng đẩy mạnh viện trợ cho các nước ASEAN. Thông qua chương trình ODA, Nhật Bản đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước này tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc thu hút FDI. Người Nhật đầu tư ra nước ngoài không chỉ nhằm vào mục đích lợi ích kinh tế mà còn muốn tăng cường vị trí và vai trò của Nhật Bản trên trường quốc tế. Trong khi đó, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với Nhật Bản. Triển khai mục tiêu trên, Nhật Bản gia tăng đầu tư vào khu vực này một mặt củng cố, mở rộng thị trường truyền thống nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác mở rộng vai trò an ninh chính trị trong khu vực.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

CHÍNH SÁCH TAM NÔNG CỦA NHẬT BẢN - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 19-02-2014, 12:50

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông) luôn là những vấn đề được quan tâm ở tất cả các nước. Ở những nước khác nhau, tuỳ theo cách giải quyết của mình mà trong quá trình công nghiệp hoá, vấn đề tam nông có tác động tích cực hay hạn chế đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước. Bài này sẽ tập trung vào xem xét chính sách giải quyết vấn đề tam nông ở Nhật Bản – một nước phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh với trình độ cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá và điện khí hoá vào hàng bậc nhất trên thế giới hiện nay - trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và đưa ra một số gợi mở chính sách cho Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

“NHÂN TÀI CƯỜNG QUỐC” – CHIẾN LƯỢC VƯƠN TỚI VỊ TRÍ SIÊU CƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC

Đăng ngày: 19-02-2014, 12:48

Bước sang thế kỷ XXI, khi xu thế toàn cầu hóa đang mài mòn dần khái niệm “chảy máu chất xám” để thay vào đó là sự xuất hiện của một khái niệm mới – “lưu thông chất xám”, cũng là lúc cuộc cạnh tranh về nhân tài giữa các nước trở nên gay gắt chưa từng có. Cái gọi là “lưu thông chất xám” chính là thực tế chất xám sẽ di chuyển đến nơi mà nó có điều kiện phát triển tốt nhất.  Vì vậy, quốc gia nào thành công trong việc thu hút, phát triển nhân tài, quốc gia đó sẽ giành được ưu thế vượt trội trên trường quốc tế.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

VẤN ĐỀ HẠT NHÂN Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN – THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Đăng ngày: 19-02-2014, 12:46

Trong hai thập kỷ trở lại đây, Bán đảo Triều Tiên là một trong những tâm điểm gây sự chú ý của dư luận thế giới. Khu vực chiến lược này luôn luôn nóng bỏng, căng thẳng, gây quan ngại cho các nước chung quanh và toàn thể nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Sự chia cắt  lâu dài giữa hai miền đã tạo nên sự đối đầu gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, chiến tranh. Đó là những vấn đề không chỉ riêng của hai miền Triều Tiên mà đã trở thành vấn đề quốc tế, chi phối đời sống chính trị thế giới. Bởi thế cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản,… đã vào cuộc và đang nỗ lực tìm ra tiếng nói chung để giải quyết vấn đề này.