Minh Trị duy tân của Nhật Bản thường được nhìn nhận là một cuộc cải cách sâu rộng trong xã hội Nhật Bản bằng cách tiếp thu văn minh phương Tây, đưa nước Nhật từ chế độ phong kiến lên chế độ quân chủ lập hiến. Tuy nhiên, về mặt tư tưởng chính trị thì chính phủ đương thời lại theo phương châm phục cổ và tôn Thần đạo lên làm quốc giáo. Chỉ qua việc khảo cứu quá trình đưa quy định về “tự do tín ngưỡng” vào Đại Nhật Bản đế quốc hiến pháp và phản ứng của các tăng ni Phật giáo, có thể thấy những mâu thuẫn trong việc lựa chọn tư tưởng chính trị, sự lúng túng của cả chính phủ lẫn giới Phật giáo trong việc tiếp thu những khái niệm, tư tưởng mới từ phương Tây. Từ đó có thể làm rõ cách thức cận đại hóa riêng của giới Phật giáo Nhật Bản đương thời.
Cũng như Hàn Quốc vàTrung Quốc, Nhật Bản đang phải đối diện với thực trạng thiếu lao động chất lượng cao. Già hóa dân số ngày càng tăng, tỷ lệ sinh thấp dẫn tới tỷ lệ dân số lao động (trong đó có lao động chất lượng cao) ngày càng sụt giảm mạnhở Nhật Bản. Bài viết* tìm hiểu thực trạng thiếu hụt lao động chất lượng cao ở Nhật Bản, chỉ ra những ngành nghề thiếu hụt lao động chất lượng cao nhiều nhấtở nước này và phân tích những nguyên nhân của sự thiếu hụt đó.
Từ khóa:Nhật Bản, thiếu hụt lao động, lao động chất lượng cao
Những năm 1970, khi Hàn Quốc và Nhật Bản phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt là tại vùng nông thôn,Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những chính sách xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào sự phát triển thần kỳ của đất nước. Trong quá trình thực hiện phong trào nông thôn mới tại các nước này cũng nảy sinh nhiều vấn đề, nhưng bằng sự chỉ đạo rõ ràng của các cấp lãnh đạo, sự đồng lòng của nhân dân, phong trào nông thôn mới tại hai nước đã đạt được thành công vang dội. Từ những điểm tương đồng, Việt Nam đã kế thừa, nghiên cứu, ứng dụng vào phát triển nông thôn mới và đã thu được những kết quả nhất định.
Sau gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ (1992-2019), quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc đã dần nâng cấp từ “quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” (2002), lên quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược” (2009). Gần 30 năm hợp tác đó, mối quan hệ giữa hai bên được coi là một điển hình mẫu mực.Bài viết đi sâu phân tích bối cảnh quốc tế đã tác động đến quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, những nội dung hợp tác (chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội), từ đó đưa ra những đánh giá và định hướng phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tương lai.
Cho đến nay, chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt nhiều thành công và có vai trò quan trọng trong phát triển đất nước. Chiến lược này cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt về các mục tiêu, phương thức mà hai quốc gia đã và đang triển khai. Những mục tiêu, phương thức của mỗi quốc gia dựa trên nền tảng cơ bản về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong nước và quốc tế. Bài viết đề cập những điểm tương đồng và khác biệt trong chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và Hàn Quốc
Tham chính hay nói đầy đủ là tham gia chính trị bao gồm quyền bỏ phiếu, quyền ứng cử, quyền xây dựng và thực hiện các chính sách, tham gia vào bộ máy công quyền, các tổ chức xã hội và hiệp hội trong đời sống chính trị và cộng đồng của quốc gia. Mặc dù số lượng không nhiều, song hiện nay phụ nữ Nhật Bản đã có mặt ở tất cả các lĩnh vực, các hoạt động chính trị của quốc gia, địa vị chính trị của phụ nữ được nâng cao hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Tuy nhiên, do những quan niệm có thiên hướng bất bình đẳng giới về lĩnh vực chính trị, vai trò của phụ nữ ở Nhật Bản mờ nhạt hẳn so với nam giới. Bài viết đi sâu tìm hiểu thực trạng tham chính của phụ nữ Nhật Bản hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một vài nhận định về những thành công, hạn chế và lý giải một vài nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao địa vị chính trị của phụ nữ Nhật Bản hiện nay.
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với sự gia tăng liên tục lượng khách quốc tế đến Nhật Bản, du lịch trở thành lĩnh vực phát triển đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước mặt trời mọc. Du lịch được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn, với dự kiến ban đầu là đạt mục tiêu 40 triệu khách du lịch năm 2020, làm nền tảng cho mục tiêu 60 triệu khách năm 2030. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm mạnh khách du lịch và hơn thế buộc Nhật Bản phải hoãn Olympic 2020 sang năm 2021. Chính phủ Nhật Bản đãđưa ra các biện pháp kích cầu nội địa nhằm hỗ trợ ngành du lịch. Bài viết đánh giá tác động của Covid-19 đến ngành công nghiệp mũi nhọn này và biện pháp khắc phục của Nhật Bản.
Ngày 28/8/2020, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã chính thức tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe, nhằm tạo điều kiện cho đất nước tiếp tục phát triển. Trong gần 8 năm cầm quyền của mình, ông Abe đã cống hiến cho “đất nước mặt trời mọc” những thành tích khá quan trọng như: vực dậy nền kinh tế với học thuyết “Abenomics”;gia tăng năng lực quân sự đưa Nhật Bản từ “nước lớn kinh tế” thành “nước lớn chính trị”; đổi mới chính sách an ninh đối ngoại, từ “an ninh lệ thuộc” sang “an ninh tự chủ”. Thậm chí còn tạo cơ hội “tái chiếm” ngôi vị số 2 thế giới về kinh tế. Vì thế, giới nghiên cứu và dư luận đã có những đánh giá tích cực về ông - Một Thủ tướng tại vị lâu nhất trên chính trường Nhật Bản.
Những năm cuối thập niên thứ hai của thế kỉ XXI, sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc đã mở ra cuộc đối đầu trực tiếp và toàn diện với Mỹ - quốc gia có vị thế hàng đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực. Trong cuộc xung đột giữa hai nước, sự kiện không thể không nói đến chính là cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc với tâm điểm là công ty công nghệ Huawei. Nhìn rộng ra, cuộc chiến công nghệ giữa hai cường quốc chỉ là một phần của cuộc chiến tranh giành quyền lực lãnh đạo thế giới. Cuộc chiến giữa cường quốc theo chủ nghĩa đơn cực và cường quốc theo chủ nghĩa đa phương này đã mở ra một sự đối đầu toàn diện, không chỉ giới hạn ở những lợi ích kinh tế thông thường, mà còn bắt nguồn từ việc làm ai chủ công nghệ hiện đại 5G. Tận cùng thì đó là biểu hiện của sự cạnh tranh chiến lược toàn diện trên mọi lĩnh vực giữa hai siêu cường.
Về mặt địa lý, Bhutan và Trung Quốc đại lục không có sự tiếp giáp trực tiếp. Vương quốc Bhutan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ duy trì quan hệ ngoại giao chính thức. Trong lịch sử, mối quan hệ giữa Bhutan và Trung Quốc diễn ra thông qua Tây Tạng. Trung Quốc trở thành láng giềng của Bhutan khi nước này chiếm đóng Tây Tạng (1959), vùng lãnh thổ mà Bhutan có mối quan hệ sâu sắc về văn hóa, huyết thống và tôn giáo. Mặc dù Bhutan và Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao trực tiếp hay thương mại hợp pháp, nhưng mối quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nam Á khiến cho nước này quan tâm đến Bhutan. Bài viết phân tích quan hệ Bhutan- Trung Quốc trong lịch sử và xem xét vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước.