Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, Nhật Bản luôn nhấn mạnh đến một nhân tố không thể tách rời trong chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia, đó là quyền sở hữu trí tuệ, bởi lẽ quyền sở hữu trí tuệ có vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công (và cả hạn chế) của chiến lược này ở trong nước và trên thế giới. Hơn nữa, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhiều lĩnh vực của chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia tại Nhật Bản như: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, quan hệ quốc tế…, trong đó khoa học - công nghệ và văn hóa được xem là những lĩnh vực nổi trội trong tiến trình này. Đó cũng là những đối tượng chủ yếu liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ được đề cập tới trong nội dung của bài viết này.
Chính sách “một quốc gia hai chế độ” là chính sách do Trung Quốc đề ra từ những năm 1980. Các đặc khu hành chính Hồng Kông, Macao, đảo Đài Loan đều nằm trong chính sách này. Đài Loan luôn là vùng đất quan trọng về vị trí, kinh tế, an ninh mà Trung Hoa không thể bỏ qua. Tuy nhiên, do Đài Loan không chấp nhận chính sách này nên Trung Quốc đến nay chưa thu hồi và thống nhất được Đài Loan, ngược lại còn khiến quan hệ giữa hai bên đi vào căng thẳng, bế tắc.
Năm 2022 là một năm đầy biến động, khó khăn đối với toàn thế giới. Đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới. Chiến tranh giữa Nga và Ukraine khiến căng thẳng leo thang, gây ra lạm phát, khủng hoảng năng lượng, lương thực ở nhiều nước trên thế giới. Những vấn đề này đều ảnh hưởng đến chính trị của Mông Cổ. Chính phủ Mông Cổ trong năm 2022 cũng có những biến đổi lớn. Bài viết trình bày những vấn đề chính trị nổi bật của Mông Cổ trong năm 2022.
Trên bán đảo Triều Tiên, năm 1948 đánh dấu sự ra đời hai quốc gia của cùng một dân tộc là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc. Tại Việt Nam, từ năm 1954 cũng hình thành hai chủ thể là Việt Nam Dân chủ cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Cả Triều Tiên và Việt Nam đều mong muốn sớm thống nhất đất nước nhưng dưới sự tác động của nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, thực tế chỉ có Việt Nam là đạt được ý nguyện. Về nhân tố bên ngoài, sự can thiệp và chính sách của Trung Quốc đối với tiến trình đoàn tụ quốc gia của Triều Tiên và Việt Nam là một yếu tố quan trọng. Bài viết nghiên cứu chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề thống nhất đất nước ở Triều Tiên và Việt Nam; trên cơ sở đó rút ra một số kết luận có liên quan.
Triển vọng của Tứ giác kim cương (Bộ tứ, QUAD) phụ thuộc những nhân tố tác động đến sự tồn tại và phát triển của nhóm này. Có thể chia nhân tố tác động thành hai loại là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Nhân tố bên trong chính là lợi ích của các quốc gia thành viên nhóm và nhân tố bên ngoài là môi trường an ninh truyền thống và phi truyền thống ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bài viết xem xét từng nhóm nhân tố tác động đến sự tồn tại của Tứ giác kim cương để từ đó có căn cứ khẳng định tương lai của Bộ tứ này.
Giai đoạn đầu cầm quyền từ 2011-2017, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đẩy mạnh chương trình tên lửa và hạt nhân gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Tình hình trở nên tạm lắng trong hai năm 2018-2019 tạo môi trường cho các cuộc đàm phán liên Triều cũng như đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tình hình nóng trở lại khi Triều Tiên thay đổi chiến lược răn đe qua các vụ thử tên lửa liên tục, ban hành pháp lệnh về chính sách sức mạnh hạt nhân, thậm chí cử máy bay không người lái xâm phạm không phận Hàn Quốc. Bài viết phân tích bối cảnh tác động, những điều chỉnh chiến lược của Triều Tiên và nhận định tình hình trong thời gian tới.
Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 16 đến 22/10/2022 trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước có nhiều biến động sâu sắc. Đại hội đề cập đến rất nhiều vấn đề, trong đó tập trung vào sáu vấn đề lớn, quan trọng về chính trị - ngoại giao, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có tác động to lớn đến thế giới, khu vực. Trên cơ sở đường lối đưa ra, Trung Quốc đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, an ninh và thu được những thành tựu đáng ghi nhận.