Nhật Bản tư tưởng sử của Ishida Kazuyoshi (1972) là cuốn sách giới thiệu tổng quan về lịch sử tư tưởng Nhật Bản ở Việt Nam. Mục 18 “Sự truyền bá của Nho giáo đến dân chúng” của phần 3 “Tư tưởng thời cận thế” bản gốc cuốn sách này có đề cập đến Ninomiya Sontoku (Sagami) và Ando Shoeki (Hachinohe) qua câu: “là một học giả không phải Nho gia nhưng được sinh ra dưới thời mà ảnh hưởng của Nho giáo đã thấm nhuần ở địa phương”. Tuy nhiên, qua trao đổi với cô Nguyễn Thu Hương, tôi được biết trong bản dịch tiếng Việt đều không có cả Ninomiya Sontoku và Ando Shoeki.
Ando Shoeki, nhà tư tưởng độc đáo thời Edo, đã đặt tên cho xã hội với chế độ thân phận là “pháp thế” (Hosei). Ông cho rằng xã hội thời bấy giờ nên phủ nhận điều đó và đề xướng một cộng đồng nông nghiệp dựa trên việc “canh tác trực tiếp”, tức là “thế giới tự nhiên”. Ông cũng định nghĩa “người” được cấu thành từ một cặp nam nữ và nhấn mạnh việc tái sản xuất của tự nhiên và xã hội được hình thành từ sự “tương hỗ” của động thực vật. Bài viết trước hết đưa ra một cách giải thích mới bắt nguồn từ những nghi vấn về cách giải thích hiện thời ở Việt Nam. Kế đến, cùng với việc giới thiệu các nghiên cứu về Shoeki bằng tiếng Việt, tôi cũng chỉ ra những điểm còn thiếu sót trong các nghiên cứu đó. Sau cùng, qua việc chỉ rõ về quan điểm của Shoeki và những tư tưởng, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh cộng hưởng với khái niệm “canh tác trực tiếp” mà Shoeki đã nêu lên, tôi kỳ vọng việc nghiên cứu về Shoeki sẽ phát triển ở Việt Nam.
Nền kinh tế của Hàn Quốc chủ yếu dựa vào sự phát triển công nghiệp, trong đó nhiên liệu quan trọng là dầu, than đá chiếm tỉ trọng hơn 50%. Chính vì lý do đó, chính sách đầu tiên và quan trọng nhất mà Bộ Môi trường Hàn Quốc đưa ra với mục tiêu trung hòa carbon là “giảm lượng khí thải carbon trong cấu trúc nền kinh tế”, cụ thể bao gồm bốn nhóm hành động:
Bài viết phân tích điểm tương đồng về nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu do khí thải, quy định pháp luật cũng như sự hợp tác, hỗ trợ song phương trong vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu của hai quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả tập trung phân tích chính sách trung hòa khí thải carbon và giảm phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc tầm nhìn đến 2050, qua đó đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của chính sách và rút ra kinh nghiệm từ Hàn Quốc nhằm kiến nghị một số giải pháp cho Việt Nam.
Bài viết tìm hiểu sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc vừa phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa duy trì và khôi phục sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế từ năm 2020 đến nay. Mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng đã được khẳng định một cách mạnh mẽ trong những thời điểm khó khăn nhất và thậm chí quan hệ Việt – Nhật trong bối cảnh đại dịch được nhìn nhận đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. Trong đó, Việt Nam đã thể hiện được tình cảm tốt đẹp với chính quyền và nhân dân Nhật Bản, còn phía Nhật Bản đã khẳng định được tiềm lực và sức mạnh nước lớn trong việc giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam phòng, chống Covid-19 và đảm bảo ổn định sản xuất, phát triển kinh tế.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và vùng lãnh thổ Đài Loan trong thời gian qua đã có bước phát triển nhanh chóng. Hiện tại, Đài Loan là đối tác đầu tư và thương mại quan trọng của Việt Nam. Quan hệ kinh tế giữa hai bên đã có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế của cả Việt Nam và Đài Loan. Việc Đài Loan đẩy mạnh thực thi chính sách hướng Nam mới (NSP) đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi giúp tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội vẫn còn nhiều thách thức đặt ra. Bài viết tập trung phân tích thực trạng, vấn đề tồn tại trong quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Đài Loan trong năm 2022 và triển vọng năm 2023.
Sử dụng khái niệm/lý thuyết của Joseph Nye về quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế, tác giả xem xét trường hợp Nho giáo như một nguồn lực mềm của các quốc gia Đông Á. Theo Nye, sức mạnh mềm được hiểu là khả năng của một quốc gia đạt được những thứ mình mong muốn bằng cách tác động tới các quốc gia khác thông qua sự thuyết phục hay cuốn hút. Một trong những kênh ảnh hưởng quan trọng nhất là thông qua hệ thống giá trị tư tưởng. Được vun đắp, tạo dựng từ lâu đời, thể hiện qua thế giới quan, lối sống và thậm chí trong cả cách thức quản trị xã hội, truyền thống Nho học có thể là một nguồn lực quan trọng để tạo nên sức mạnh mềm cho các quốc gia Đông Á. Nghiên cứu* sẽ lấy ba quốc gia tiêu biểu về truyền thống Nho giáo là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc để xem xét liệu Nho giáo có thực sự là nguồn lực hữu hiệu cho sức mạnh mềm của các quốc gia này hay không.
Trước những chuyển biến nhanh chóng của tình hình quốc tế, nhất là nguy cơ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đến gần, vận mệnh của dân tộc Việt Nam giục giã người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Với nhãn quan chính trị sáng suốt, Người đề nghị Quốc tế Cộng sản cử Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Mùa đông năm 1938, Người đến Trung Quốc, giữa lúc phát xít Nhật mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn cõi Trung Quốc, Người trực tiếp tham gia Hồng quân, cùng nhân dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhật Bản. Đặc biệt, Người dùng báo chí, một vũ khí sắc bén viết nhiều bài tố cáo tội ác dã man của phát xít Nhật, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Trung Quốc, đồng thời xây đắp tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - Trung. Người đã có những đóng góp công sức cho cách mạng và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm 1938-1940.
Trong thế kỷ XXI, hành trình quay trở về “chủ nghĩa khu vực”, tăng cường tương tác và phát triển quan hệ sâu rộng với ASEAN là bước đi quan trọng của ngoại giao Hàn Quốc, khởi đầu từ việc thay đổi tư duy kết giao nước lớn bằng định hướng củng cố quan hệ với các nước láng giềng đang phát triển ở Đông Nam Á. Xuất phát từ thực tế trên, bài nghiên cứu tập trung phân tích, luận giải cả hai mặt thành công, hạn chế của mô hình hợp tác Hàn Quốc - ASEAN hiện nay; trên cơ sở đó, bước đầu rút ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam trong quá trình tìm kiếm, xác lập một chiến lược hợp tác tối ưu, phù hợp với bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu.