Nhìn lại lịch sử phát triển của các quốc gia khu vực Đông Bắc Á chúng ta thấy, các hoạt động văn hoá, giáo dục luôn gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của mỗi nền văn hoá, văn minh. Là những thực thể gắn bó hữu cơ với đời sống chính trị đất nước, diện mạo văn hoá, giáo dục của mỗi quốc gia là tấm gương phản chiếu sự thịnh, suy của các vương triều. Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong bất cứ thời đại nào, nhìn chung đội ngũ trí thức, những người có học luôn muốn được đóng góp trí tuệ, công sức cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Trong ý nghĩa đó, khát vọng vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao về học thuật không chỉ thể hiện những ý nguyện về giá trị cá nhân, giá trị nhóm mà còn phù hợp với giá trị giai cấp và giá trị dân tộc.
Shizuoka là vùng lãnh thổ mà ngoài những điểm chung của văn hóa Nhật Bản còn có nét độc đáo của địa phương này. Tìm hiểu ẩm thực truyền thống nơi đây (từ góc độ Nhân học - Văn hóa) sẽ góp phần hiểu biết đầy đủ hơn về văn hóa Nhật Bản truyền thống, đồng thời thấy được những sắc thái văn hóa mang tính địa phương của cộng đồng người Nhật ở Shizuoka. Hơn nữa, qua ẩm thực truyền thống còn cho thấy mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa người với người được biểu hiện thông qua những yếu tố như nguyên liệu, cách chế biến, chế độ ăn uống, nghi lễ, phong tục, tập quán liên quan, sự biến đổi... Đương nhiên, yếu tố truyền thống của ẩm thực luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc tìm hiểu song không vì thế mà xem nhẹ sự biến đổi (tốt, xấu) theo thời gian bởi tất cả những điều đó luôn gắn với sự phát triển văn hóa - xã hội của một dân tộc.
Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, song bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Hàn Quốc cũng phải đương đầu với nhiều vấn đề xã hội. Đặc biệt, kể từ sau khủng hoảng kinh tế 1997, thị trường lao động không ổn định, tình trạng thất nghiệp luôn là một trong những nỗi lo của chính phủ và vấn đề việc làm của thanh niên cũng không phải ngoại lệ. Bài viết này sẽ tìm hiểu thực trạng, những thay đổi trong vấn đề việc làm của thanh niên và các giải pháp của chính phủ Hàn Quốc.
Việc Mỹ và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (PRC) khai thông quan hệ ngoại giao bằng sự kiện “ngoại giao bóng bàn” 1972 trên thực tế đặt dấu chấm hết cho quan hệ ngoại giao chính thức của Mỹ với Đài Loan với tư cách là một thực tế thể chính chị và hệ quả là Đài Loan gặp rất nhiều khó khăn về đối ngoại. Tuy nhiên, Mỹ vẫn không muốn và không thể bỏ rơi hoàn toàn Đài Loan bởi vị trí quan trọng của hòn đảo này trong mối tương tác lợi ích chiến lược của Mỹ và các đồng minh của họ ở Đông Á Thái Bình Dương. Thực tế đó đã buộc các nhà lãnh đạo Đài Loan tìm cách đối phó, vượt qua khó khăn và điều chỉnh chính sách để tồn tại. Bài viết sau đây bước đầu tìm hiểu chính sách đối ngoại của Đài Loan qua hai giai đoạn, 1970-1979 và sau 1979.
Từ sau năm 1949, cùng với việc thực thi nền kinh tế kế hoạch, Trung Quốc đã tiến hành những cố gắng không mệt mỏi nhằm tiêu diệt kinh tế tư hữu. Vào năm 1949, Trung Quốc còn có 7 triệu hộ tiểu thưong và một số không nhiều xí nghiệp tư nhân; nhưng đến năm 1978, không còn xí nghiệp tư nhân nào nữa, số tiểu thương cũng giảm xuống còn 150.000 người, nhưng chủ yếu là những người lao động thủ công làm các việc như sửa vá giầy, sửa chữa xe đạp… Có thể nói, trên diện tích 9,6 triệu km2 với 1.000 triệu dân lúc đó hầu như không còn nhân tố kinh tế tư nhân nào. Thực tiễn bình quân chủ nghĩa với qui mô và độ sâu như trên là chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Toàn cầu hóa là một xu hướng nổi trội và đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa. Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động. Trong khi đó, những nước và những người có sức mạnh chi phối toàn cầu hóa lại coi nó là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó. Cho dù vậy, toàn cầu hóa vẫn đã và sẽ diễn ra, chi phối dưới hình thức này hay hình thức khác, với các mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các nước.
Nếu như ở Nhật Bản, cơ quan tư pháp (hay còn gọi là hệ thống tư pháp) được xác định là một trong ba trụ cột của quyền lực Nhà nước thì vị trí pháp lý của cán bộ tư pháp của Nhật Bản cũng được đánh giá cao với vai trò thực hiện việc điều chỉnh những hành vi trái pháp luật và đưa ra các biện pháp đảm bảo các quyền của người bị hại trong các vụ án và tranh chấp cụ thể thông qua quá trình áp dụng pháp luật. Ngoài ra, cơ quan tư pháp và các cán bộ tư pháp cũng có vai trò trong việc thúc đẩy hoạt động lập pháp và hành pháp, đảm bảo hoạt động của hai nhánh quyền lực này tuân thủ đúng pháp luật, dưới sự giám sát chặt chẽ của nhánh tư pháp.