Với tư cách là người làm công tác nghiên cứu văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là văn hóa truyền thống, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến một loại hình văn hóa dành cho thiếu nhi đang âm thầm tồn tại trong làn sóng các loại hình giải trí hiện đại ngày nay, đó là Kamishibai (kịch giấy) - một loại hình giải trí mang tính cộng cảm cao. Có thể hiểu một cách khái quát về Kamishibai như sau: “Trong một hộp gỗ có cửa mở ra khép vào, được coi là sân khấu, người ta luồn theo chiều ngang những bức tranh vẽ trên khổ giấy lớn và viết lời thuyết minh vào phía sau. Người kể chuyện thông qua những động tác, điệu bộ, lời thoại của mình làm cho câu chuyện vẽ trên giấy trở nên sống động, truyền cảm, cuốn hút người xem, đặc biệt là trẻ em”.
Cuối năm 2007, nhân kỷ niệm 15 quan hệ Việt - Hàn, tại Hội thảo quốc tế quan hệ hai nước Việt Nam - Hàn Quốc ở khách sạn Daewoo, Hà Nội, Giáo sư Phan Huy Lê đã công bố kết quả nghiên cứu của mình. Giáo sư cho biết, hoàn toàn không tìm thấy tư liệu trực tiếp trong sử liệu Việt Nam và Lý Dương Côn nếu là con vua Lý Càn Đức thì chỉ có thể là con nuôi. Giáo sư lập luận rằng, việc chính sử chép thiếu tên hay thậm chí chép sai về một số nhân vật và sự kiện lịch sử, kể cả các Hoàng tử con vua cũng là việc bình thường, có thể chứng minh bằng nhiều dẫn chứng khi phân tích chính sử và đối chiếu với những tư liệu đáng tin cậy trong văn bia, gia phả...
Vấn đề biên giới giữa các quốc gia dân tộc luôn luôn là vấn đề phức tạp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Giải quyết các tranh chấp, phân định biên giới giữa các nước lớn có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc duy trì hòa bình, an ninh, phát triển của khu vực, thế giới vì các siêu cường, cường quốc và quan hệ giữa họ luôn giữ vai trò to lớn trong quan hệ quốc tế Nga (Liên Xô trước đây) và Trung Quốc là hai nước lớn có chung đường biên giới. Trước và trong Chiến tranh Lạnh, giữa hai quốc gia đã xảy ra tranh chấp biên giới, lãnh thổ và vấn đề biên giới chưa được giải quyết hoàn toàn để lại những kinh nghiệm cho các thế hệ sau.
Đông Bắc Á đang trong quá trình chuyển đổi. Sau 60 năm dưới sự thống trị của Mỹ, hiện nay cán cân quyền lực ở khu vực này đang thay đổi. Mỹ bị suy yếu, Trung Quốc ở thế đi lên, còn Nhật Bản và Hàn Quốc thì không ngừng phát triển. Điều đó thể hiện ở những câu nói: Đông Bắc Á là quê hương của 3 trong số 11 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 3 nước Đông Bắc Á cũng nằm trong số 4 quốc gia có lực lượng quân đội thường trực lớn nhất thế giới.
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia Châu Á, có nhiều nét tương đồng về bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống dân tộc. Hơn 30 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 90 đến nay, Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chính trị và kinh tế. Không những là đối tác hàng đầu về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và về quan hệ thương mại, Nhật Bản còn là một trong những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) lớn nhất vào nước ta.
Bài viết này tập trung phân tích một số nét chính về tình hình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, qua đó đề xuất một số kiến nghị về phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI của Nhật Bản vào nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Một trong những biểu hiện nổi bật của toàn cầu hóa là hội nhập nền kinh tế và sự dịch chuyển dòng vốn tự do. Tuy nhiên, sự dịch chuyển dòng vốn tự do sẽ gây ảnh hưởng đến trào lưu dịch chuyển nguồn lao động hay còn gọi là hợp tác lao động. Hơn hai thập kỷ trước đây, Nhật Bản và các nền công nghiệp mới NICs ở Châu Á có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Đài Loan cũng không nằm ngoài vòng phát triển đó. Cùng với việc tăng giá của đồng đôla Đài Loan, vào giữa những năm 1980 sau khi họ kí hiệp định Plaza, nền kinh tế Đài Loan đã đạt được mức tăng trưởng cao suốt 30 năm liên tục. Đài Loan có nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất Châu Á.
Nội chiến kết thúc, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (ROC) hay còn gọi là Đài Loan đặt đại bản doanh ở Đài Bắc, và Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập một chế độ mới ở Bắc Kinh tháng 10 cùng năm. Mặc cho những xung đột khó dung hoà giữa Bắc Kinh và Đài Bắc trong suốt gần 50 năm qua, Trung Quốc cho rằng chỉ có "một Trung Quốc" duy nhất, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc; họ cũng phản đối ý tưởng một Đài Loan độc lập. Bài viết sau đây bước đầu tìm hiểu chính sách đối ngoại của Đài Loan giai đoạn 1944-1970. Đây là giai đoạn mà Đài Loan gặp nhiều khó khăn song họ cũng gặt hái được nhiều thành công và tồn tại như một chính thể được các đồng minh phương Tây hậu thuẫn.