Nhiệm vụ đối với Hiến pháp mới của Nhật Bản
Tác giả: Christian G. Winkler
Nhà xuất bản Routledge, USA, 2011, 215 trang
Kí hiệu: Lv 830
Ngôn ngữ: tiếng Anh
Việc sửa đổi Hiến pháp của một quốc gia thường không được coi là một sự kiện lịch sử. Hiến pháp hiện đại nhất được sửa đổi thường xuyên. Luật cơ bản, chẳng hạn như Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức là một ví dụ, đã được sửa đổi hàng chục lần kể từ khi ban hành vào năm 1949. Trong số rất nhiều lần sửa đổi chỉ có một số ít lần đã gây ra các cuộc tranh luận rộng rãi, như việc bổ sung các quy định liên quan đến tái vũ trang trong những năm 1950 hay những quy định khẩn cấp vào năm 1968. Tuy nhiên, rất nhiều những sửa đổi khác đã được thông qua mà không có ý kiến của đa số công chúng thậm chí đưa ra thông cáo. Nếu người ta coi việc sửa đổi Hiến pháp là một vấn đề tất yếu trong một nhà nước dân chủ, thì rõ ràng là Nhật Bản đại diện cho một trường hợp hiếm hoi và đặc biệt, vì luật tối cao của Nhật Bản đã hơn 60 năm mà vẫn chưa được sửa đổi. Lịch sử Nhật Bản hiện đại đã có nhiều đề xuất sửa đổi, nhưng chỉ có một cải cách Hiến pháp thực sự, chẳng hạn như sự thay đổi từ Hiến pháp cũ của Đế quốc Nhật Bản, còn được gọi là Hiến pháp Minh Trị, sang Hiến pháp sau chiến tranh hiện nay.
Nhật Bản đã trải qua làn sóng dự thảo Hiến pháp đầu tiên xuất hiện vào cuối những năm 1870 và đầu những năm 1880, thời điểm khi ý kiến của công chúng, đặc biệt là phong trào đòi quyền công dân, đã buộc chính phủ Minh Trị miễn cưỡng hứa hẹn thành lập một hệ thống nghị viện và Chủ nghĩa hợp hiến. Kết quả của những cuộc thảo luận tiếp theo là Hiến pháp Minh trị năm 1889. Tuy nhiên, Hiến pháp Minh trị vẫn được giữ nguyên cho đến khi thời kỳ Đế quốc kết thúc sau sự bại trận của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ 2 dưới tay nước Mỹ. Tại thời điểm này, Hiến pháp mới cho một Nhật Bản dân chủ sau chiến tranh là một cách hợp pháp kết quả sửa đổi pháp luật tối cao cũ, dựa trên Điều 73 của nó. Cho dù tốt hơn hay tệ hơn, Hiến pháp đó vẫn là luật tối cao của đất nước này, mặc dù việc kêu gọi sửa đổi thực ra cũng đã quá quen thuộc như bản thân Hiến pháp. Bối cảnh lịch sử này giải thích lý do tại sao, vào cuối năm 2006, Tamura Shigenobu đưa ra kỳ vọng của ông về việc thực hiện sửa đổi hiến pháp sắp tới.
Để làm rõ hơn vấn đề nêu trên và giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích cho việc tìm hiểu Hiến pháp Nhật Bản, tác giả Christian G. Winkler đã cho ra đời cuốn “The quest for Japan’s new Constitution” (Nhiệm vụ đối với Hiến pháp mới của Nhật Bản). Cuốn sách này xem xét các nỗ lực trong ba thập kỷ sửa đổi hiến pháp của Nhật Bản vừa qua. Như những gì mà cuốn sách cho thấy, những nỗ lực sửa đổi này đã khá ôn hòa, nhằm ghi vào trong hiến pháp những tầm nhìn tương lai khác nhau cho Nhật Bản.
Những chủ trương cải cách cụ thể trong Hiến pháp của Nhật Bản bao gồm: cho phép Nhật Bản có chính sách ngoại giao chủ động hơn, độc lập hơn trong liên minh Mỹ - Nhật; tăng cường vai trò của Hoàng đế (Emperor), và không cho phép nữ giới kế vị; nhấn mạnh nhiều hơn về trách nhiệm công dân, chứ không phải là quyền của họ, nhằm tăng cường sự gắn kết cộng đồng và xã hội.
Bởi đến nay, phân tích toàn diện nhất về cuộc tranh luận cải cách Hiến pháp Nhật Bản đã được công bố, nó cung cấp những giải thích và phân tích của nhiều đề nghị sửa đổi. Cuốn sách cung cấp một sự phân tích toàn diện về các chi tiết đề nghị cải cách, những nỗ lực cải cách không thành công, thảo luận giữa các nhóm tranh luận khác nhau về cải cách và đánh giá bản chất của những cải cách được đề xuất. Cuốn sách phân loại những cách giải thích khác nhau về tầm nhìn đối với tương lai của Nhật Bản và cho thấy rằng chỉ có một vài người ủng hộ việc quay trở lại hiến pháp trước chiến tranh của Nhật Bản.
Đây là vấn đề khá hấp dẫn và được nhiều người quan tâm. Xin trân trọng giới thiệu để bạn đọc khám phá thông qua nội dung cuốn sách “The quest for Japan’s new Constitution” (Nhiệm vụ đối với Hiến pháp mới của Nhật Bản) của tác giả Christian G. Winkler.
Thực hiện: Hà Hậu
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á