Trang chủ

Ngành du lịch Nhật Bản trước tác động của đại dịch Covid-19

Đăng ngày: 27-10-2022, 15:31 | Danh mục: Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 3

Phan Cao Nhật Anh1


Tóm tắt: Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với sự gia tăng liên tục lượng khách quốc tế đến Nhật Bản, du lịch trở thành lĩnh vực phát triển đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước mặt trời mọc. Du lịch được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn, với dự kiến ban đầu là đạt mục tiêu 40 triệu khách du lịch năm 2020, làm nền tảng cho mục tiêu 60 triệu khách năm 2030. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm mạnh khách du lịch và hơn thế buộc Nhật Bản phải hoãn Olympic 2020 sang năm 2021. Chính phủ Nhật Bản đãđưa ra các biện pháp kích cầu nội địa nhằm hỗ trợ ngành du lịch. Bài viết đánh giá tác động của Covid-19 đến ngành công nghiệp mũi nhọn này và biện pháp khắc phục của Nhật Bản.

Từ khóa:Nhật Bản, kinh tế, du lịch, Covid-19


1. Ngành du lịch Nhật Bản trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát

Cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, ngành du lịch Nhật Bản chưa được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh[1]tế của đất nước mặt trời mọc. Một phần do Nhật Bản ít chú trọng tới việc thu hút khách du lịch quốc tế, chính phủ thường ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp điện tử. Thêm vào đó, thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3/2011 gây lo ngại về phóng xạ khiến cho lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh. Nhưng từ năm 2012 đến nay, ngành du lịch Nhật Bản đã có bước phát triển thần kỳ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản.

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Nhật Bản là địa điểm hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch quốc gia Nhật Bản, năm 2015, du khách nước ngoài đến Nhật Bản tăng 47,1% so với năm 2014 lên 19.737.409 người. Đây là kết quả của việc nới lỏng điều kiện visa, đồng yên giảm giá và các hoạt động thu hút khách du lịch của Nhật Bản. Trong đó, đáng chú ý là lượng khách Trung Quốc tăng đột biến107,3%, Hồng Kông tăng 64,6% và Việt Nam tăng 49,2%. Thời điểm năm 2014, những nước có khách du lịch nhiều hơn Nhật Bản chỉ có Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Italia[2].

Về cơ cấu quốc tịch,số liệukhách du lịch nước ngoài tại Nhật Bản  năm 2018 cho thấy nhóm các nước và vùng lãnh thổ gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 73,5%. Đông Nam Á chiếm 10,7%; Bắc Mỹ chiếm 6%; châu Ấu  3,6% và Australia 1,8%[3].

Chính phủ Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu năm 2020, thời điểm diễn ra Olympic Tokyo, sẽ tăng lượng khách du lịch lên 20 triệu người. Nhưng năm 2015, lượng khách ngoại quốc đến Nhật Bản đã vượt qua kỷ lục trước đây là 19.730.000 người, mục tiêu 20 triệu có thể đạt được trong tầm tay nên Nhật Bản xác định cần đề ra chính sách về triển vọng du lịch hướng tới mục tiêu mới về số lượng khách du lịch đến Nhật Bản.

Tại cuộc họp chính phủ ngày 30/3/2016, Thủ tướng Abe Shinzo cho rằng du lịch là trụ cột của chiến lược tăng trưởng, là động cơ để GDP đạt 600 nghìn tỷ yên. Trên cơ sở đó, hướng tới Olympic Tokyo diễn ra vào năm 2020 và những năm sau đó, Nhật Bản nỗ lực đưa ra mục tiêu mới, biến du lịch thành ngành công nghiệp mũi nhọn,nâng mục tiêu lên cao hơn nữa, năm 2020 sẽ đạt 40 triệu khách du lịch và năm 2030 đạt 60 triệu khách. Đây có thể là con số đầy tham vọng nhưng không phải là không thực hiện được. Dự tính triển vọng tiêu dùng của khách du lịch ngoại quốc năm 2020 sẽ đạt 8 nghìn tỷ yên, năm 2030 là 15 nghìn tỷ yên[4].

Năm 2016, khách du lịch đến Nhật Bản tăng 21,79% so với năm trước đó; năm 2017 tăng 19,34%, năm 2018 tăng 8,71% và năm 2019 tăng 2,2%. Lượng khách du lịch đến Nhật Bản năm 2019 không tăng như dự tính ban đầu.

Điểm đáng chú ý là số khách Hàn Quốc đến Nhật Bảnnăm 2019 giảm 25,9% so với năm 2018, chỉđạt 5.584.600, thấp hơn nhiều so với mức cao nhất năm 2018 là 7.538.952 người. Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến thực tế này. Ngoài việc do kinh tế Hàn Quốc đình trệ, điểm đến du lịch của người Hàn Quốc đa dạng hơn như việc nhu cầu du lịch Trung Quốc hồi phục do quan hệ Hàn-Trung được cải thiện, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn,… Bên cạnh đó, từ tháng 7/2019, quan hệ Nhật-Hàn không tốt, phong trào phản đối Nhật Bản tại Hàn Quốc đã nổ ra mạnh mẽ, nhiều người tẩy chay hàng hóa và du lịch Nhật Bản, số lượng các chuyến bay giảm, khiến lượng người Hàn Quốc du lịch Nhật Bản giảm mạnh.

Hình 1: Lượng khách du lịch đến Nhật Bản

Ngành du lịch Nhật Bản trước tác động của đại dịch Covid-19

Nguồn: Japan National Tourism Organization (日本政府観光局, JNTO

Về cơ cấu khách du lịch, khách du lịch đến Nhật Bảnnhiều nhất là từ các nước và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong.Sự gia tăng lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản từng được xem là liều thuốc cho kinh tế Nhật Bản vốn phải đối mặt với giảm phát và tăng trưởng thấp. Nhật Bản có thể tận dụng hiệu quả nhu cầu từ các quốc gia đang tăng trưởng nhanh. Cùng với sự gia tăng về số lượng, tiêu dùng của khách du lịch đến Nhật Bản cũng tăng liên tục từ năm 2011 đến 2019. Năm 2011, lượng chi tiêu của khách du lịchmới chỉ đạt 813,5 tỷ yên, đến năm 2019 con số này lên đến 4.811,3 tỷ yên (xem hình 2). Đặc biệt là khách du lịch đến từ châu Á, họ mua nhiều thứ từ đồ cao cấp đến những vật dụng đơn giản hàng ngày.

Bảng1: cấu khách du lịch đến Nhật Bản

 

2018

2019 (tăng 2,2% so với 2018)

 

31.192.000 người

31.882.000 người

Đông Á

73,4%

70,1%

Đông Nam Á và Ấn Độ

11,2%

12,6%

Âu - Mỹ - Australia

11,6%

13%

Khác

3,8%

4,3%

Nguồn: Japan National Tourism Organization (日本政府観光局, JNTO

Hình 2: Tiêu dùng của khách du lịch đến Nhật Bản

Đơn vị: tỷ yên

Ngành du lịch Nhật Bản trước tác động của đại dịch Covid-19

Nguồn: Japan National Tourism Organization (日本政府観光局, JNTO

 

2. Tác động của đại dịch Covid-19 và ứng phó

2.1. Tác động

Cuối tháng 1 năm 2020, dịchviêm phổi do virus chủng mới Corona bắt nguồn từ Trung Quốc đã lây lan trên toàn thế giới. Tại Nhật Bản đã xuất hiện 3 làn sóng lây nhiễm và làn sóng sau có quy mô và cường độ lớn hơn làn sóng trước. Làn sóng thứ nhất diễn ra vào giữa tháng 4, làn sóng thứ hai vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 và làn sóng thứ babắt đầu từ cuối tháng 11 với thời gian, quy mô lớnhơn cả. Tính đến thời điểm ngày 26/12/2020, tại Nhật Bản có 218.434 người bị nhiễm, 3.234người tử vong do Covid-19.Ngày 29/10/2020 số ca lây nhiễm ở Nhật Bản mới xấp xỉ 100.000 người, nhưng chỉ trong tháng 11 và 12 đã tăng thêm hơn 100.000 người nhiễm.

Khi làn sóng lây lan lần thứ nhất diễn ra, ngày 7/4/2020, Chính phủ Nhật Bản đãtuyên bố tình trạng khẩn cấp, phong tỏa các hoạt động ở 7 tỉnh gồm Tokyo, Kanagawa, Saitama, Chiba, Osaka, Hyogo và Fukuoka, và ngày 16/4/2020, tình trạng khẩn cấp được mở rộng ra toàn quốc để giảm thiểu việc đi lại của người dân, đặc biệt là trong đợt nghỉ lễ kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, ngăn chặn bùng phát dịch bệnh. Đến ngày 22 tháng 5, 42 trên tổng số 47 tỉnh thành đã được dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, chỉ còn Tokyo, Kanagawa, Chiba, Saitama và Hokkaido trong tình trạng khẩn cấp. Ngày 25 tháng 5, tình trạng khẩn cấp chính thức được dỡ bỏ ở tất cả các địa phương trên cả nước, Chính phủ Nhật Bản ban hành hướng dẫn cơ bản về việc nối lại các hoạt động kinh tế và xã hội. Khi làn sóng lây lan thứ haidiễn ra, dù quy mô lớn hơn nhưng Nhật Bản không tuyên bố tình trạng khẩn cấp mà xác định phương châm thực hiện mục tiêu kép vừa duy trì các hoạt động kinh tế xã hội vừa ngăn chặn sự lây nhiễm Covid-19.

Tác động của dịch bệnhđến kinh tế thể hiện rõ khi tăng trưởng GDP thực của Nhật Bản giai đoạn quý 2 từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 giảm xuống mức -28,1% (giảm 7,9% so với quý trước)[5]. Con số này hơn cả mức suy giảm thời điểm sau cú sốc Lehman năm 2008. Dự đoán tăng trưởng GDP thực năm 2020 là -5,8% và 3,6% vào năm 2021. GDP thực sẽ trở lại mức ban đầu trước khi có Covid-19 từ năm 2022[6].

Để ngăn chặn lây nhiễm củađại dịchCovid-19, Nhật Bản cũng như các nước trên thế giới đều hạn chế việc đi lại giữa các quốc gia do đó ngành du lịch, đặc biệt là lĩnh vực khách nước ngoài chịu ảnh hưởng nặng nề. Đối với Nhật Bản, ngành du lịch năm 2020 vốn được kỳ vọng chịu ảnh hưởng rất lớn. Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản,từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2020, số khách du lịch người nước ngoài đến Nhật Bản là 4.057.200 người, giảm 86,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, từ tháng 4 đến tháng 9, lượng khách giảm đến 100%[7].

Bảng 2: Tỷ lệ giảm khách du lịch đến Nhật Bản năm 2020 so với năm 2019

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

-2,4%

-61,6%

-95%

-100%

-100%

-100%

-100%

-100%

-100%

Nguồn:Japan National Tourism Organization (日本政府観光局, JNTO

 

Trong bối cảnh tình trạng lây lan Covid-19 chưa kiểm soát được, Nhật Bản buộc phải hoãn Olympic Tokyo sang năm 2021. Ngày 24/03/2020, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) xác nhận Olympic và Paralympic Tokyo sẽ hoãn khoảng một năm, lần đầu tiên trong lịch sử của Thế vận hội. Thủ tướng Abe khi đó nhấn mạnh không phải hủy mà là hoãn thời gian tổ chức Olympic và sẽ tổ chức chậm nhất là vào mùa hè năm 2021[8]. Quyết định này buộc phải thực hiện bởi vấn đề không còn là tình trạng ở Nhật Bản sẽ như thế nào, mà là các nước khác trên thế giới có tham gia được Olympic hay không. Đây là cú sốc với Nhật Bản bởi Olympic Tokyo được coi là cơ hội để thúc đẩy du lịch. Nhật Bản đã xây dựng chiến lược chuẩn bị cho Olympic trong việc phát triển và thu hút nguồn nhân lực vào ngành du lịch, nỗ lực để đáp ứng yêu cầu và tạo một môi trường thuận lợi cho du khách nước ngoài.

2.2. Biện pháp ứng phó

Trước tác động của Covid-19, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua các gói biện pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19.Tháng 6 năm 2020, Quốc hội Nhật Bản thông qua gói ngân sách bổ sung có giá trị cao kỷ lục là 31,9 nghìn tỷ yên, tương đương gần 300 tỷ USD. Trong đó bao gồm chương trình giúp các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề cũng như cải thiện phúc lợi cho những người lao động bị tác động bởi đại dịch[9].

Đối với ngành du lịch, tháng 7 năm 2020, Nhật Bản triển khai chiến dịch “Go to” (Go to campaign) nhằm kích cầu du lịch nội địa. "Chiến dịch Go to" là một sáng kiến được thực hiện để kích cầu hỗ trợ ngành du lịch, ngành nhà hàng và kinh doanh sự kiện/giải trí đã bị tác động bởi Covid-19. Theo thống kê, nếu lấy tiêu dùng du lịch nửa sau tháng 1 năm 2020 làm mốc, nửa sau tháng 4 giảm 94,6%, nửa đầu tháng 6 giảm 75,3%, số liệu nàycho thấy dấu hiệu phục hồi sau khi chạm đáy[10]. “Go to campaign” là một biện pháp được đưa vào các biện pháp kinh tế khẩn cấp đối với dịch Covid-19, được Nội các quyết định vào ngày 7 tháng 4 năm 2020. Tương tự như chính sách từng được thực hiện để hồi sinh khu vực mà khách du lịch đã giảm do thiên tai,… lần này nó sẽ được thực hiện với quy mô ngân sách chưa từng có trên khắp Nhật Bản. Chiến dịch “Go to” gồm 4 chương trình sau: (1) Go to travel; (2) Go to eat; (3) Go to event và (4) Go to shopping street.

Go to travel: Nếu đặt chỗ du lịch trong thời gian chiến dịch thông qua một công ty du lịch hoặc trang web đặt phòng du lịch, khách sẽ được cung cấp một số tiền tương đương với một nửa giá. Dự kiến tối đa 20.000 yên (190 USD) mỗi người mỗi đêm, nếu đi trong ngày tối đa 10.000 yên mỗi ngày. 70% số tiền hỗ trợ là giảm giá du lịch và 30% còn lại sẽ được dùng làm "phiếu giảm giá toàn khu vực" có thể được sử dụng để mua thực phẩm và đồ uống tại các điểm du lịch, cơ sở du lịch và quà lưu niệm địa phương.

Go to eat: Nếu đặt nhà hàng bằng cách sử dụng trang web đặt chỗ nhà hàng trực tuyến trong thời gian chiến dịch và ghé thăm nhà hàng, sẽ được cung cấp tối đa 1000 yên mỗi người tại nhà hàng. Một vé bữa ăn với phiếu giảm giá tương đương 20% có thể được sử dụng tại các nhà hàng đã đăng ký cũng sẽ được phát hành.

Go to event: Nếu mua vé cho sự kiện/giải trí thông qua công ty bán vé trong thời gian chiến dịch, sẽ nhận được giảm giá hoặc phiếu giảm giá tương đương 20%. Vé sẽ được giảm giá, phiếu giảm giá có thể được sử dụng để mua hàng hóa tại địa điểm tổ chức, hoặc sử dụng khi mua vé cho sự kiện khác.

Go to shopping street: Các sáng kiến mới như tổ chức sự kiện và phát triển sản phẩm du lịch sẽ được thực hiện tại khu mua sắm[11].

Ban đầu, chiến dịch kích cầu du lịch nội địa “Go to travel” được triển khai nhưng không áp dụng với thủ đô Tokyo do tình hình lây nhiễm lan rộng. Chính phủ loại đối tượng là người du lịch đến Tokyo khỏi chương trình kích cầu này. Cư dân sinh sống ở Tokyo cũng bị loại khỏi danh sách đối tượng được ưu tiên của chương trình. Sau đó, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch đã công bố chính sách bổ sung Tokyo từ ngày 1 tháng 10 năm 2020. Điều này được kỳ vọng sẽ làmgia tăng số lượng khách du lịch từ Tokyo ở các khu vực nông thôn và sự phục hồi số lượng khách du lịch đến thăm Tokyo.

Việc người dân Tokyo, vốn chiếm hơn 10% dân số cả nước, đến thăm các khu du lịch địa phương sẽ có lợi cho các cơ sở lưu trú tại địa phương và các ngành liên quan đến du lịch. Ngoài ra, các công ty du lịch ở Tokyo được kỳ vọng sẽ phục hồi hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, khi Tokyo trở thành đối tượng của chiến dịch kích cầu, do kỳ vọng nhu cầu du lịch sẽ phục hồi dự kiến ​​số lượng doanh nghiệp tham gia chiến lược kích cầu “Go to travel” sẽ tăng lên.

Chính phủ Nhật Bản hy vọng một phần du lịch nước ngoài chuyển sang du lịch trong nước có thể bù vào nhu cầu trong nước bị mất. Năm 2019 khoảng 14 triệu người đi du lịch nước ngoài, chi tiêu hơn 3,7 nghìn tỷ yên (34 tỷ USD). So với lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản chưa bằng một nửa, nhưng về lượng chi tiêu bằng khoảng gần 80%[12]. Mặc dù hiện tại chưa thể phục hồi nhu cầu trong nước, nhưng có khả năng người  Nhật Bản sẽ dần dần quay trở lại các điểm du lịch trong nước. Nhật Bản hy vọng “Chiến dịch Go to” và các biện pháp xúc tiến du lịch của chính quyền địa phương sẽ là chất xúc tác cho sự phục hồi của ngành du lịch. Dù vậy, sự lây lan bệnh dịch chưa kết thúc, nếu số người lây lan gia tăng, không loại trừ khả năng tình trạng khẩn cấp được thiết lập trở lại và người dân quay trở lại cuộc sống hạn chế đi ra ngoài. Thực tế, cuối năm 2020, số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, Chính phủ Nhật Bản đã tạm dừng chiến dịch kích cầu du lịch nội địa "Go to travel" trên phạm vi toàn quốc từ ngày 28/12 đến ngày 11/1/2021. Hơn thế, Nhật Bản chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo và ba tỉnh Kanagawa, Saitama, Chiba từ ngày 8/1 đến ngày 7/2/2021. Như vậy, tùy theo tình hình dịch bệnh, chiến dịch kích cầu du lịch Go to sẽ được quyết định có tiếp tục triển khai hay không.

*

*      *

Tóm lại, du lịch Nhật Bản đã thành công nhờ vào định hướng chính sách đúng đắn, chất lượng dịch vụ đảm bảo,… và là ngành kinh tế mũi nhọn đầy kỳ vọng của chính quyền Thủ tướng Abe Shinzo. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19, lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản, đặc biệt là từ Trung Quốc giảm mạnh, mục tiêu 40 triệu khách năm 2020 của Nhật Bản không đạt được. Dịchbệnh lây lan khiến nhu cầu du lịch Nhật Bản ở các quốc gia và vùng lãnh thổ giảm, ngành kinh tế du lịch của đất nước mặt trời mọc chịu nhiều tác động lâu dài. Để khắc phục, bên cạnh các gói hỗ trợ kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chiến dịch Go to travel nhằm kích cầu du lịch trong nước, bù đắp vào thiệt hại do giảm khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở Nhật Bản hiện nay chưa thấy dấu hiệu kết thúc hay tạm lắng. Mục tiêu trước mắt củaChính phủ Nhật Bản là tiếp tục thực hiện các biện pháp khác nhau để ngăn chặn lây lan dịchCovid-19. Chỉ khi sự lây lan của đại dịch nàyđược dừng lại ở một mức độ nào đó thì mới hi vọng vào các biện pháp thúc đẩy các ngành du lịch phục hồi trở lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. 日本の「観光立国」、労働市場開放につながるか (Xây dựng quốc gia du lịch Nhật Bản, liệu có gắn với giải phóng thị trường lao động), http://jp.reuters.com/article/column-japan-tourism-labor-idJPKCN0XC0V5?PageNumber=1.
  2. 訪日旅行促進事業 (Thúc đẩy đi du lịch Nhật Bản), https://www.mlit.go.jp/kankocho/shisaku/kokusai/vjc.html.
  3. 首相訪日外国人年間4000万人の新目標示 (Thủ tướng bày tỏ mục tiêu mới 4 triệu khách nước ngoài trong năm), http://www3.nhk.or.jp/news/html/20160330/k10010462101000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_029.
  4. 訪日外客数(2019 年 12 月および年間推計値)(Số lượng khách đến Nhật Bản), truy cập ngày 15/12/2020 tại https://www.jnto.go.jp/jpn/statistics/data_info_listing/pdf/200117_monthly.pdf.
  5. 訪日中国人、この12年で10倍増 : 2019年の旅行消費額は1兆7700億円に (Khách Trung Quốc đến Nhật Bản, 12 năm tăng 10 lần: tiêu dùng du lịch năm 2019 là 1,77 ngìn tỷ yên), https://www.nippon.com/ja/japan-data/h00646/.
  6. Go To キャンペーン事業とは?(Chiến dịch Go to là gì?), https://www.travel.co.jp/guide/howto/590/.
  7. Go To キャンペーンは観光業の起爆剤となるか?(Chiến dịch Go to có là chất kích thích ngành du lịch), https://www.dir.co.jp/report/research/economics/japan/20200625_021612.pdf.
  8. 「観光シーズン到来 でもコロナが心配」(Mùa du lịch đang đến, mối lo Covid-19), https://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/700/432044.html.
  9. 訪日外客数(2020 年 11 月推計値)(Số khách đến Nhật Bản, thâng 11 năm 2020), https://www.jnto.go.jp/jpn/statistics/data_info_listing/pdf/201216_monthly.pdf.
  10. 東京五輪・パラ1年程度延期を合意安倍首相とIOC会長 (Thủ tướng Abe và chủ tịch IOC nhất trí hoãn Olympic 1 năm), https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200324/k10012348191000.html?utm_int=word_contents_list-items_021&word_result=%E3%82%AA%E3%83%AA%E3%83%B3%E3%83%94%E3%83%83%E3%82%AF%E3%83%BB%E3%83%91%E3%83%A9%E3%83%AA%E3%83%B3%E3%83%94%E3%83%83%E3%82%AF%E3%80%80%E5%A4%A7%E4%BC%9A%E5%BB%B6%E6%9C%9F.

 

Japanese Tourism Industry in the Impact of Covid-19

Phan Cao Nhat Anh

Before the Covid-19 pandemic broke out, with the continued increase in international arrivals to Japan, tourism became a developmental sector contributing to the growth of the country's economy. Tourism is considered a key industry, with the initial plan to reach the target of 40 million tourists by 2020, as a foundation by 2030, will reach 60 million visitors. However, the Covid-19 pandemic drastically reducedtourists, and moreover forced Japan to postpone the 2020 Olympics to 2021. The Japanese government introduced domestic stimulus measures to support the tourism industry. The article assesses the impact of Covid-19 on this spearhead industry and Japan’s response.

 



[1] TS., Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt nam

[2]日本の「観光立国」、労働市場開放につながるか, http://jp.reuters.com/article/column-japan-tourism-labor-idJPKCN0XC0V5?pageNumber=1.

[3]訪日旅行促進事業, https://www.mlit.go.jp/kankocho/shisaku/kokusai/vjc.html

[5]経済指標の要点(8/19~9/15 発表統計分, https://www.dir.co.jp/report/research/economics/japan/20200915_021767.pdf.

[6] 2020・2021年度経済見通し, https://www.nli-research.co.jp/report/detail/id=65680?site=nli.

[7]訪日外客数(2020 年 11 月推計値).https://www.jnto.go.jp/jpn/statistics/data_info_listing/pdf/201216_monthly.pdf.

[8]東京五輪・パラ1年程度延期を合意安倍首相とIOC会長, https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200324/k10012348191000.html?utm_int=word_contents_list-items_021&word_result=%E3%82%AA%E3%83%AA%E3%83%B3%E3%83%94%E3%83%83%E3%82%AF%E3%83%BB%E3%83%91%E3%83%A9%E3%83%AA%E3%83%B3%E3%83%94%E3%83%83%E3%82%AF%E3%80%80%E5%A4%A7%E4%BC%9A%E5%BB%B6%E6%9C%9F.

[9]新型コロナ対策の第2次補正予算その内容は, https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200612/k10012468171000.html?utm_int=word_contents_list-items_092&word_result=%E6%96%B0%E5%9E%8B%E3%82%B3%E3%83%AD%E3%83%8A%20%E7%B5%8C%E6%B8%88%E5%BD%B1%E9%9F%BF.

[10]「観光シーズン到来 でもコロナが心配」,  https://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/700/432044.html.

[11] Go To キャンペーン事業とは?, https://www.travel.co.jp/guide/howto/590/

[12] Go To キャンペーンは観光業の起爆剤となるか?,  https://www.dir.co.jp/report/research/economics/japan/20200625_021612.pdf.

0thảo luận